Cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị tắc mạch tứ chi

Cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị tắc mạch tứ chi ảnh 1 

Bệnh nhi khi nhập viện. Ảnh: Ths.BS Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, BV nhi đồng 1.

Trước đó bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tím, hoại tử tứ chi và suy hô hấp, sốc rất nặng. Sau khi được chẩn đoán như trên, bệnh nhi được chuyển vào khoa Hồi sức sơ sinh. Bệnh nhi được thở máy, phối hợp kháng sinh toàn thân, sử dụng các thuốc vận mạch, truyền chất cầm chảy máu và đặc biệt sử dụng thuốc chống thuyên tắc mạch. Sau sáu ngày điều trị, bệnh nhi đã được cai máy thở và vết hoại tử ở bàn tay chân bớt tím, tuy vẫn còn rất nặng. 

Sau đó tình trạng bệnh nhi diễn tiến phục hồi rất ngoạn mục, bú được sữa mẹ và vết thương của bàn tay phải (bàn tay hoại tử nặng nhất) đã tiến triển lành tốt chỉ còn vết hoại tử nhỏ ở lưng bàn tay và ở đầu ngón giữa. Bệnh nhi được phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử. Đây là thành công của khoa Hồi sức sơ sinh, khoa Phỏng chỉnh hình và đơn vị Phục hồi chức năng của BV Nhi đồng 1.

Theo Ths.BS Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, BV nhi đồng 1 thì đông máu nội mạch lan tỏa là một biến chứng của nhiễm trùng huyết nặng, có thể gây chảy máu cơ quan và thuyên tắt các mạch máu nhỏ ở đầu chi hay ở mạch máu thận. Hậu quả của tắc mạch kéo dài sẽ gây thiếu máu nuôi và gây hoại tử, nhiễm trùng tại chỗ và tình trạng này sẽ nhanh chóng lan ra toàn thân gây suy đa cơ quan và dẫn đến tử vong. Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên dễ mắc các nhiễm trùng trong tử cung và sau sanh, cũng như khả năng khống chế nhiễm trùng thấp nên nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết nặng, ti lệ tử vong rất cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm