Chuẩn bị tâm lý như thế nào khi người thân mắc bệnh nan y?

Chúng ta cùng nghe Ths.BS Nguyễn Minh Mẫn, Phụ trách Phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ, BV ĐHYD TP.HCM tư vấn về những vấn đề này:

Khi mà bệnh nhân nằm trong bệnh viện, ở đây mình khoan hãy nói về chuyện của bệnh nhân mà mình tập trung nói chuyện của người nhà bệnh nhân. Khi bệnh nhân nằm điều trị ở bệnh viện và có những bệnh y khoa không thể chữa khỏi được thì cảm xúc của người thân bệnh nhân như thế nào?
Thông thường nó có hai nhóm cảm xúc của thân nhân người bệnh:
Nhóm thứ nhất là họ lo lắng nhiều về bệnh tật của người nhà của mình. Không biết nằm ở đây bệnh tình ra làm sao?; chẩn đoán rõ ràng bệnh chưa?; chẩn đoán có đúng hay không?; điều trị như thế nào?; bao giờ người nhà của mình sẽ được về nhà hoặc bao giờ sẽ ra đi nếu không giải quyết được nữa?, …
Nhóm thứ 2 là khi người nhà của họ ra đi thì những người ở lại cảm xúc của họ như thế nào?
Đối với nhóm thứ nhất, vấn đề mấu chốt là thông tin. Thông tin cho người nhà làm sao cho nó rõ ràng. Như vậy người thầy thuốc hay nhân viên y tế cần thiết phải cung cấp thông tin cho người nhà cần một cách rõ ràng, thấu đáo. Để cung cấp rõ ràng thì nhân viên y tế cần nghiên cứu thông tin của bệnh nhân thật rõ ràng.

Ở phía người nhà thì cũng cần phải hỏi và đặt các câu hỏi cho bác sĩ là mình cần biết gì? Muốn biết thì phải hỏi thôi! Người nhà của bệnh nhân có quyền được cung cấp thông tin theo luật. Như vậy ai sẽ là người cung cấp thông tin? Đó là bác sĩ điều trị, nhân viên y tế đang diều trị cho bệnh nhân tại khoa đó. Họ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đó cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh. 

Như vậy người nhà muốn biết thông tin hoặc lo lắng gì thì cứ gạch đầu dòng những câu hỏi mà mình định hỏi, sau đó đến tiếp cận bác sĩ điều trị để đề nghị được biết những thông tin đầy đủ nhất về tình hình người bệnh. Bác sĩ sẽ có nhiệm vụ cung cấp tất cả các thông tin cho người nhà. Đây là nhóm cần tư vấn về mặt sức khỏe nhiều nhất.

Về nhóm thứ hai, trong gia đình người bệnh sẽ có nhiều người thân thì sẽ có những người tâm lý rất mạnh mẽ, có thể là người trụ cột của gia đình. Họ có thể đón nhận việc ra đi của người thân khá dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người tâm lý rất yếu. Tùy thuộc quan hệ giữa người bệnh và người thân trước đây gắn kết như thế nào thì cảm xúc sẽ diễn tả như thế đấy. 

Nếu như người bệnh đang nằm đó mà trước đây rất gắn kết với các thành viên trong gia đình, sự sống và sự tồn tại của họ có một ý nghĩa rất là quan trọng với những người còn ở lại thì sự ra đi của họ tác động rất là lớn đối với những người ở lại.

Khi đó sẽ có một số người ở trong gia đình bị sốc. Khi đó có thể họ làm những việc không sáng suốt lắm. Ví dụ như: bệnh nhân ra đi thì người nhà tử tử theo chẳng hạn. Những người như thế cần thiết phải được tham vấn tâm lý. Lúc này họ rất cần những người thân trong gia đình, nhân viên hoặc những chuyên gia tham vấn trong bệnh viện hổ trợ. Việc động viên này sẽ giúp họ vượt qua được những thử thách khi người thân ra đi. 

Đồng thời những chuyên gia tâm lý có thể nhận diện được những trường hợp nào dễ dẫn đến tự tử khi người thân ra đi. Ví dụ như những người từng có tiền sử tự tử, dọa tự tử, hoặc những người bị trầm cảm, người tuổi đời còn trẻ có chút thần kinh nghệ sỹ, … Đối với những người này khi chứng kiến cảnh người thân ra đi họ dễ rơi vào những cú sốc và khó cơ thể vượt qua. Vì vậy họ cần phải được tư vấn tâm lý trước khi đón nhận tin xấu từ người thân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm