Bộ Y tế lý giải nguyên nhân xuất hiện dịch bạch hầu ở Quảng Nam

Dân số ở đây khoảng hơn 800 người, đa số dân tộc M’Nông. Họ có tập quán đi núi và không muốn sử dụng các dịch vụ y tế cũng như dịch vụ tiêm chủng mở rộng để phòng chống bệnh mà chỉ tin vào mê tín dị đoan, khi bị ốm thường tự cúng bái để chữa bệnh. Do đó khi phát hiện ra bệnh thường đã ở giai đoạn nặng, khó cứu chữa.
Ngay cả khi chết, dân cũng đưa họ lên núi chôn. Những ai đi chôn phải sau hàng tuần mới được quay về bản.
Theo ông Phu, bạch hầu là căn bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch...
Trước đây khi chưa có vaccine phòng bệnh, tỉ lệ mắc bệnh bạch hầu cao đến mức có lúc người bệnh nằm nhiều la liệt tại các cơ sở y tế. Bệnh rất dễ biến chứng làm ngừng tim.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Do vậy, người dân cần tích cực tham gia tiêm phòng bệnh này bất kể ở lứa tuổi nào.

Đưa trẻ đi tiêm chủng để ngừa bệnh bạch hầu. Ảnh minh họa
Theo ông Phu, hiện nay, toàn bộ khu vực thôn 8 A, 8 B đã được cách ly, hạn chế người ra, vào vùng dịch, đồng thời các hộ gia đình và khu vực môi trường xung quanh đã được phun hóa chất khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

Toàn bộ người dân xã Phước Lộc được cấp thuốc kháng sinh để điều trị dự phòng do có hiện tượng người lành mang trùng.

Để dự phòng tích cực, Cục Y tế dự phòng cũng đã làm việc với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế lập kế hoạch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho toàn bộ người dân trong xã.
Trước đó, từ ngày 30-6, tại thôn 8B, xã Phước Lộc ghi nhận 13 trường hợp có biểu hiện sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó, viêm họng, có ba trường hợp tử vong.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vaccine DTP hoặc Quinvaxem:
Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm