Bệnh than quay lại làm nhiều người lở loét, viêm nhiễm nặng

Những ngày qua, BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) liên tiếp điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh than.

Một trong 2 bệnh nhân đầu tiên là người đàn ông quốc tịch Sri Lanka mắc bệnh tiểu đường mạn tính. Do làm nghề thủy thủ, lênh đên trên trên biển dài ngày, bệnh nhân xuất hiện các cụm nhọt nhiễm trùng vùng lưng và nhanh chóng lan rộng tạo thành ổ mủ từ lưng xuống hông.

Khi những ổ mủ sưng to bệnh nhân mới cập được cảng Quảng Ninh và được đưa vào BV ở Quảng Ninh, sau đó chuyển đến BV Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.

Bệnh nhân quốc tịch Srilanka đang điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: KIM OANH

Vào ngày 14-5, bệnh nhân được BS của BV Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật, rạch tháo mủ, cắt lọc làm sạch các ổ nhiễm trùng vùng lưng, đùi, kiểm soát đường huyết. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng  Staphylococcus Aureus.

Hiện các vết thương của bệnh nhân tiến triển rất tốt, các BS chuyển sang tạo hình vết thương và khép lại vết mổ.

Gần nhất là ngày 23-5, các BS đã phẫu thuật cho bệnh nhân nữ, 56 tuổi, ngụ tỉnh Hòa Bình. Bệnh nhân bị tổn thương vùng gáy với những ổ áp xe nhỏ nhiều vách và ngóc ngách, tổ chức dưới da hoại tử, có mủ trắng do nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus, tình trạng này diễn ra đã gần 2 tuần.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Đức Chính, bệnh than được dùng với thuật ngữ Anthrax, tức bệnh hậu bối, được định nghĩa là cụm nhọt.  Bệnh này ở Việt Nam thường rất hiếm gặp.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu do tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus. Nếu không được xử lý, nhiễm trùng có thể lan tỏa đến các phần khác của cơ thể. Bệnh than hay mọc ở gáy, lưng, hay gặp ở những người có sức đề kháng kém, người cao tuổi, có bệnh tiểu đường...

Ban đầu bệnh biểu hiện là trên da có một đám mảng đỏ đường kính khác nhau kèm theo là viêm đỏ, sưng tấy, gồ cao, đau, có nhiều ngòi, tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, tổn thương lõm sâu khoảng 0,5-1cm.

“Bệnh không tự khỏi theo cách thay băng thông thường hoặc uống thuốc mà cần điều trị chuyên sâu. Một số trường hợp điều trị không đúng hoặc tự ý đắp lá sẽ khiến tổn thương lan rộng hoặc biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm đến tính mạng” – BS Chinh nói.

Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, đặc biệt là người đề kháng kém hay mắc bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cần đến bệnh viện khám và điều trị.

Ăn thịt trâu bò gác bếp có lây nhiễm bệnh than?
Ăn thịt trâu bò gác bếp có lây nhiễm bệnh than?
Khi vi khuẩn gây bệnh than biến thành nha bào, nó có thể tồn tại trong đất, nước, cây cỏ hàng chục năm và "tấn công" con người. Về lý thuyết, thịt trâu bò gác bếp chưa được xử lý đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm