Venezuela sa thải Bộ trưởng Y tế

Phó Tổng thống Tareck El Aissami đã thông báo trên trang Twitter cá nhân rằng theo quyết định của Tổng thống Maduro, ông Luis Lopez đã được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Y tế, thay thế cho ông Caporale.

Mới đây, Bộ Y tế Venezuela đã công bố số liệu thống kê mới cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ sơ sinh và những ca sốt rét đã tăng vọt.  Trong khi Venezuela vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt y tế nghiêm trọng.

Ông Caporale đã đảm nhận vị trí Bộ trưởng Y tế từ tháng 1. Số liệu thống kê y tế cho thấy năm 2016 có tới 240.000 ca sốt rét được xác nhận, tăng 76% so với năm trước. Có tới 756 trường hợp tử vong mẹ, trẻ sơ sinh, tăng 66%. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh tử vong là  11.466, tăng 30%.

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. Ảnh: AP

Ông Lopez, tân Bộ trưởng Y tế, từng là Thứ trưởng Bộ Y tế quốc gia và là Lãnh đạo Bộ Y tế bang Aragua, Venezuela.

Khủng hoảng trong hệ thống y tế

Tỷ lệ tử vong tăng vọt cho thấy Venezuela đang thiếu hụt trầm trọng các loại thuốc chữa bệnh cơ bản và trang thiết bị y tế.

Người dân Venezuela cho biết họ phải tự chữa trị tại các bệnh viện công.

Bà Eugenia Morin, 59 tuổi, đã tham dự biểu tình phản đối chính phủ vào tuần trước, cho biết: "Hiện giờ, nếu bạn cần phẫu thuật, bạn phải tự đem thuốc tới bệnh viện. Họ không có đủ thuốc men để xử lý những ca cấp cứu cơ bản nhất".

Theo thống kê của Liên đoàn Dược phẩm Venezuela, từ tháng 6-2016, nước này đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hơn 80% số thuốc chữa bệnh cần thiết.

Và không chỉ riêng về vấn đề thuốc men. Bệnh nhân cũng phải mang theo những dụng cụ y tế cơ bản như kim, băng gạc, nước muối. Bệnh nhân nào có đủ tiền để mua những dụng cụ này lại trở thành mục tiêu của bọn tội phạm. Phòng bệnh tại bệnh viện không hề là nơi an toàn bởi những tay trộm thuốc đem bán ở chợ đen hoặc những bệnh nhân đang trong cơn tuyệt vọng.

Các bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thuốc men và trang thiết bị y tế ở Venezuela. Ảnh: AFP

Và hơn 13.000 bác sĩ - khoảng 20% nhân lực ngành y tế của Venezuela đã rời bỏ đất nước trong những năm gần đây khi ngành y tế gặp khủng hoảng.

Thiếu lương thực

Y tế chỉ là một phần trong những cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Venezuela – từng là quốc gia giàu có nhất ở Mỹ Latinh và là nơi có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.

Người dân Venezuel đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Theo một công ty bỏ phiếu quốc gia, trung bình một người Venezuela sống trong nghèo đói sụt đến 8kg do thiếu thức ăn và bỏ bữa.

Các siêu thị thường không có hàng hóa. Lạm phát tăng vọt đến 720% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Điều này càng khiến thức ăn trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân.

Ngoài tình trạng thiếu hụt lương thực và y tế, Venezuela còn đang xảy ra tình trạng khủng hoảng chính trị.

Các cuộc biểu tình nổ ra khắp nước kể từ khi Tòa án Tối cao tước đi quyền lập pháp của Quốc vào cuối tháng 3.

Người biểu tình phải đối mặt với những hành động đàn áp của cảnh sát. Trong đó có trường hợp một chiếc xe tăng đã cán qua người một thanh niên. Tính đến nay đã có 38 người dânVenezuela thiệt mạng kể từ khi cuộc bạo động bắt đầu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm