Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ phản đối NSA

Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), người phát ngôn chính phủ Bỉ thông báo như trên ngày 29-10.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Hàn Quốc đã yêu cầu Mỹ xác nhận Hàn Quốc có trong danh sách 35 nguyên thủ quốc gia bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi thông tin hay không. Phía Mỹ chỉ trả lời rằng Mỹ rất hiểu tình thế của Hàn Quốc.

Trong khi đó, ngày 28-10 (giờ địa phương), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein đã đề nghị kiểm tra hoạt động theo dõi của các cơ quan tình báo. Bà nhận định Ủy ban Tình báo Thượng viện không được báo cáo rõ ràng về một số hoạt động giám sát tiến hành hơn 10 năm nay trong khi Quốc hội cần phải biết đích xác cộng đồng tình báo làm gì.

Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ phản đối NSA ảnh 1

Biếm họa của RANDALL ENOS

Bà khẳng định cá nhân bà phản đối chuyện thu thập thông tin từ lãnh đạo các nước đồng minh với Mỹ, trong đó có Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Mexico. Bà cho biết theo bà được biết thì Tổng thống Obama không được báo cáo về chuyện NSA theo dõi thông tin của Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2002.

Reuters đưa tin phản ứng với phát biểu của bà Dianne Feinstein, Nhà Trắng tuyên bố Nhà Trắng vẫn thường xuyên tiếp xúc với bà. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Caitlin Hayden cho biết không bình luận. Cùng ngày, Tổng thống Obama phát biểu trên kênh truyền hình Fusion rằng ông đã chỉ đạo xem xét lại các chiến dịch theo dõi của NSA.

Trong ngày 28-10, đoàn đại biểu châu Âu đến Mỹ để “hỏi cho ra lẽ” về chuyện NSA theo dõi thông tin ở châu Âu. Tiếp xúc với các nghị sĩ Mỹ, ông Elmar Brok người Đức, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội châu Âu, phát biểu niềm tin của châu Âu với đồng minh Mỹ đang bị lung lay và không thể chấp nhận chuyện như Thủ tướng Merkel bị theo dõi thông tin hơn 10 năm nay. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers đã cam kết sẽ bảo đảm duy trì quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và châu Âu.

D.THẢO 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm