Ukraine triển khai S300 đến Odessa: Chiến tranh có thể xảy ra

Theo kế hoạch, Ukraine sẽ triển khai các hệ thống phòng không S-300 tại khu vực Odessa, sát biên giới với Transnistria, một nhà nước độc lập chưa được công nhận nằm giữa Moldova và Ukraine.

Điều này sẽ làm gia tăng khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Transnistria và Ukraine. Nhưng trầm trọng hơn, nó có thể gây ra một cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, công ty tình báo toàn cầu Stratfor của Mỹ cho biết.

Ukraine triển khai tên lửa S-300 đến Odessa

Việc triển khai Ukraina S-300 ở khu vực Odessa có thể gây căng thẳng, đó là do sự hiện diện của 1400 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Transnistria, Stratfor nói. Được biết, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Nga đã được thiết lập tại đây theo thỏa thuận ngừng bắn năm 1992 sau cuộc chiến tranh của Transnistria vào năm 1990-1992.

Trước đó, Nga đã vận chuyển hàng tiếp tế và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của mình đến Transnistria bằng hai tuyến đường: một tuyến là đường bộ đi qua Ukraine và tuyến còn lại là đường không đi đến Moldova, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vượt biên giới vào Transnistria.

Tuy nhiên, hiện tuyến đường bộ đã bị đóng sau khi Ukraine quyết định chặn lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đi vào lãnh thổ của mình vào ngày 08/06. Đồng thời, tuyến đường không qua Moldova cũng không phải là một lựa chọn tốt. Được biết, chính phủ Moldova không công nhận Transnistria là một quốc gia độc lập và cũng quan ngại về lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Transnistria.

Trước tình hình đó, Nga đã sử dụng một đường băng tại thủ đô Tiraspol của Transnistria để cung cấp các thiết bị, vật tư và luân chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của mình đến khu vực này.

Stratfor cho biết, để tiếp cận Transnistria, máy bay Nga phải đi qua không phận của Ukraine tại Odessa từ căn cứ không quân gần nhất của nước này ở Crimea. Vì thế, việc triển khai các hệ thống phòng không S-300 của Ukraine ở khu vực Odessa sẽ đặt các máy bay Nga bay đến Transnistria trong nguy cơ bị bắn hạ ngay lập tức.

Cùng thời điểm đó, lực lượng Ukraine cũng tăng cường hoạt động của mình gần biên giới với Transnistria. Quyết định của Ukraine để ngăn chặn lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đi vào vào lãnh thổ Transnistria không chỉ vi phạm thỏa thuận hòa bình năm 1992 giữa Moldova và Transnistria, mà còn làm mất vị trí của chính quyền Kiev với vai trò từng là một trong những người đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn.

Tình hình còn xấu hơn khi cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, người nổi tiếng với những tuyên bố chống Nga, đã được bổ nhiệm làm thống đốc của Odessa. Cư dân Odessa sợ rằng Saakashvili có thể phát động chiến tranh với Transnistria, sử dụng phương pháp tương tự mà ông đã sử dụng trong cuộc chiến năm 2008 giữa Nga và Georgia.

Được biết, vào lúc này dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội Gruzia đã xâm lược Nam Ossetia, một quốc gia nhỏ ở trung tâm vùng Caucasus trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga cũng được triển khai ở đó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm