Úc: Thay đổi chính sách nhập cư đe dọa phục hồi kinh tế

Phòng công nghiệp và thương mại Úc cảnh báo các nhà tuyển dụng có thể không tuyển được lực lượng lao động như ý, điều đó có nghĩa thị trường việc làm sẽ ảm đạm và thiếu hụt lao động nghiêm trọng.

Trong thông báo hôm 8.2, ông Evans cho rằng Úc có rắc rối trong chính sách nhập cư hiện nay, nên chính phủ cần hướng tới mục tiêu xây dựng một chương trình nhập cư dựa trên lượng cầu chứ không theo lượng cung như thời gian qua. Cơ quan độc lập Skills Australia sẽ lên danh mục các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ năng cao và báo cáo chi tiết hàng năm.

Luật nhập cư mới, chính thức có hiệu lực từ ngày 8.2.2010, chú trọng vào những người có kỹ năng và tay nghề mà nền kinh tế Úc đang cần. Luật rút ngắn danh sách ngành nghề ưu tiên nhập cư thay vì 106 ngành như trước, nhằm tránh tình trạng nhiều học sinh chọn học các ngành nghề được ưu tiên để nhập cư, nhưng sau khi được hưởng quy chế thường trú, họ lại rời ngành nghề đã học. Ông Evans cho biết những thay đổi không ảnh hưởng tới những du học sinh quốc tế tới Úc học tập và về nước. Những du học sinh đang theo học các ngành nghề không nằm trong danh sách ưu tiên và những ai muốn xin quy chế thường trú sẽ phải tìm nhà tuyển dụng đồng ý bảo lãnh cho họ từ giờ cho tới cuối năm sau. Ngày 8.2, Chính phủ Úc thông báo từ chối 20.000 hồ sơ xin cấp quy chế thường trú theo dạng nhập cư có tay nghề, nộp từ trước tháng 9.2007. Chính phủ sẽ hoàn trả lệ phí nộp hồ sơ, khoảng 14 triệu đô Úc (AUD).

Nhiều sinh viên quốc tế tới Úc học muốn sinh sống và làm việc lâu dài tại đây. Ngành kinh doanh trị giá gần 17 tỉ AUD/năm này có thể giảm sút khi chính sách nhập cư khắt khe của chính phủ Úc được triển khai. Giám đốc điều hành của Hội đồng giáo dục và đào tạo tư nhân cho biết du học sinh tới Úc trong những tháng qua giảm mạnh vì nhiều nguyên nhân, từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới danh tiếng nền giáo dục Úc bị ảnh hưởng do các vụ tấn công du học sinh, nhiều trường học đóng cửa. Thay đổi chính sách nhập cư cũng có tác động tiêu cựctới việc thu hút học sinh quốc tế.

Theo K.D (SGTT/Australiavisabureau)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm