Trước thềm họp mặt Mỹ - Trung: Còn nhiều căng thẳng

Những nhà ngoại giao hàng đầu và các quan chức tài chính của hai nước sẽ gặp nhau vào tuần tới trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung hàng năm. Chính quyền Obama nói rằng chính phủ hai nước không che giấu sự khác biệt của họ mà sẽ làm nổi bật những mặt tích cực, nhấn mạnh hợp tác trong những vấn đề khu vực như biến đổi khí hậu.
Các quan chức dân sự và quân sự sẽ gặp nhau vào ngày 22-6 để thảo luận về các vấn đề an ninh. Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew bắt đầu hai ngày đàm phán với Phó Thủ tướng Wang Yang và Uỷ viên Yang Jiechi vào thứ ba về một chương trình đặc sắc, trong đó có kế hoạch cho một hiệp định đầu tư song phương.

Cuộc đối thoại của Trung Quốc như một khúc dạo đầu cho chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình tới Nhà Trắng vào tháng chín tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi trở thành chủ tịch nước vào năm 2013.

Ông Tập Cận Bình chuẩn bị đến thăm Nhà Trắng vào tháng Chín tới

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Lu Kang gọi đây là một cơ hội để "thúc đẩy sự tiến bộ trong việc xây dựng mô hình quan hệ quyền lực mới giữa hai nước lớn", hãng tin Xinhua trích dẫn.

Nhưng đó là một mô hình với các vết nứt. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với hệ thống chính trị đa dạng và các ưu tiên của họ, hiếm khi vận hành trơn tru, đặc biệt là trong những tháng gần đây.
Hành động xây đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc là dấu hiệu đáng báo động về tham vọng lãnh thổ của nước này. Washington đã có những bước đi bất thường vào tháng trước khi cho một máy bay giám sát bay trên vùng nước này để nghiên cứu tình hình phía Trung Quốc.

Trung Quốc ngang ngược khẳng địng các đảo này thuộc chủ quyền của họ, nhưng Washington cho rằng việc việc xây đắp và quân sự hóa các đảo này có thể châm ngòi cho xung đột và tác động đến quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.

Hoạt động xây đắp đảo nhân tạo là một trong những nút thắt căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ

An ninh mạng cũng là một nguồn mâu thuẫn được đem ra thảo luận. Vấn đề này được cho là khá cấp bách khi vi phạm các quyền bảo mật dẫn đến các hành vi trộm cắp thông tin cá nhân của hơn 14 triệu nhân viên liên bang Mỹ.

Chính quyền Obama tin rằng chính phủ của Trung Quốc, chứ không phải tin tặc, phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm đó, theo tin tình báo. Trung Quốc thì phủ nhận sự cáo buộc của Mỹ và nói rằng họ cũng là một nạn nhân của nhóm tin tặc đó.
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, trong khi đó, lo ngại rằng rào cản pháp lý tại Trung Quốc không hề có dấu hiệu giảm bớt như lời hứa của chủ tịch Tập Cận Bình để thúc đẩy cải cách kinh tế. Hiệp ước đầu tư song phương giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết cách đây 2 năm đang bị chậm tiến độ, và Trung Quốc lại vừa báo cáo một danh sách dài các nhân tố họ muốn loại trừ.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ là một "chủ đề nóng" tại cuộc đối thoại tuần này tại Washington. Vấn đề biển Đông và an ninh mạng vẫn chưa được đề cập đến.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm