Trung Quốc sẵn sàng cho 'trận đánh nửa vòng Trái Đất' với Mỹ?

Tờ Valuewalk.com nhận định sự cải thiện nhanh chóng về nhiều mặt của lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể giúp nước này đối đầu và ngăn cản quân đội Mỹ trong những cuộc xung đột nhỏ và mang tính cục bộ. Tuy nhiên quân đội Bắc Kinh vẫn hạn chế khả năng tác chiến từ xa, David Axe viết trên Reuters. Một số chuyên gia khác thì nhận định Trung Quốc chỉ là mối đe dọa ở khu vực hơn là ở phạm vi toàn cầu.

Thế "hai cực" cục bộ

Đó chính là hai quan điểm nổi bật khi đánh giá Trung Quốc và mục đích của nước này, cũng như những mối đe dọa mà Bắc Kinh mang lại trong tình hình chính trị hiện tại. Bộ Quốc phòng Mỹ, trong báo cáo năm 2015 về Trung Quốc, viết rằng Bắc Kinh đang hành động nhằm “đảm bảo vị thế cường quốc, và sau cùng là đạt được vị thế ưu việt tại khu vực”.

Mặc dù hiện nay chưa xuất hiện các mối đe dọa về quân sự trên phạm vi toàn cầu, nhưng thật tế đang tồn tại những mối nguy hiểm trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc, mà rõ ràng nhất là tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trong đó, sự ngang ngược khẳng định chủ quyền trong yêu sách vô lý, hung hăng, trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng. Trong bối cảnh đó, mặc dù quân đội Trung Quốc được trang bị kỹ thuật hiện đại, nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm tác chiến.

Trung Quốc vẫn theo học thuyết chủ động phòng vệ

Mặc dù hiện nay, người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về khả năng tác chiến trên phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh, nhưng thực tế dường như Trung Quốc đang tập trung nhiều nỗ lực tại các vùng lãnh thổ xung quanh biên giới quốc gia, đặc biệt tại các vùng biển Trung Quốc hung hăng tuyên bố chủ quyền và che đậy những hạn chế của mình.

Quân đội Trung quốc và quân đội Mỹ

Kể từ cuộc xâm lược của Nhật Bản vào những năng 30 thế kỷ trước, triết lý phòng ngự của Trung Quốc được củng cố mạnh mẽ. Thậm chí sau khi nguy cơ bị Liên Xô tấn công đã dịu đi, triết lý “chủ động phòng vệ”, phòng thủ tầm ngắn cùng các lực lượng phòng vệ vẫn được chú trọng sử dụng giai đoạn những năm 1980, và lực lượng phòng vệ tầm ngắn.

“Chúng ta chỉ tấn công sau khi bị tấn công”, đó là phương châm của hải quân Trung Quốc. Mục tiêu đó vẫn còn được Bắc Kinh theo đuổi đến ngày nay, mặc dù Trung Quốc vẫn bành trướng trái phép đáng kể “chủ quyền vô lý” của mình tại các vùng biển vốn không nằm trong lãnh thổ của nước này. Kết quả quan trọng của việc áp dụng học thuyết chủ động phòng ngự chính là việc Trung Quốc đang đầu tư vào hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn.

Trung Quốc chỉ có thể tác chiến diện hẹp

Tuy nhiên, hiện nay 1500 máy bay chiến đấu của Trung Quốc chỉ được hậu thuẫn bởi một vài máy bay tiếp dầu – phương tiện giúp máy bay chiến đấu có thể hoạt động ở tầm xa. Trong khi đó, Mỹ có hơn 500 máy bay tiếp dầu để hỗ trợ cho 2800 máy bay chiến đấu.

Bên cạnh đó, dù hải quân Trung Quốc có đội tàu chiến gồm 300 chiếc, đứng thứ hai thế giới và chỉ sau 500 chiếc của hải quân Mỹ, nhưng các tàu chiến của Bắc Kinh vẫn chỉ có tầm hoạt động ngắn. Tầm hoạt động của hải quân trung Quốc bị hạn chế bởi đội tàu hậu cần chỉ gồm 6 chiếc để có thể tiếp nhiên liệu cho các chiếc tàu chiến khác. Trong khi đó, con số tàu hậu cần của Mỹ lên tới 30 chiếc.
Hệ quả của việc sở hữu một lực lượng chiến đấu tầm ngắn chính là quân đội Trung Quốc bị nhiều bất lợi khi chiến đấu xa căn cứ. Tình trạng này đã khó lại càng thêm khó khi sự thiếu hụt đồng minh khiến Trung Quốc khó có các căn cứ quân sự hải ngoại giống như Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Mỹ sẽ gặp khó khăn tại biển Đông

Bất kỳ ai có ý tưởng Trung Quốc sẽ mang quân vượt nửa vòng trái đất để tấn công Mỹ, thì đó chỉ là sự tưởng tượng. Sự hòa hoãn giúp Bắc Kinh có thể tăng cường sức mạnh và tăng vị thế trên sân nhà của họ, hoặc các khu vực gần sân nhà của họ mà bị họ chiếm giữ trái phép và cát cứ như tại biển Đông.

Trong đấu trường này, lực lượng tầm ngắn của Trung Quốc sẽ thực sự gây khó khăn cho Mỹ. Bắc Kinh sẽ có khả năng tập trung lực lượng trong một khu vực nhỏ, vượt qua ưu thế về công nghệ, dùng số lượng để áp đảo Mỹ theo kiểu “lấy thịt đè người”.

Nguy cơ xảy ra xung đột tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẽ xem đâu chính là nguyên nhân gây ra cuộc chiến. Nhiều người tin rằng Washington sẽ không tấn công Trung Quốc, và do đó cơ hội xảy ra cuộc chiến là rất ít bởi Trung Quốc quá nổi tiếng với lý thuyết chủ động phòng thủ và Mỹ hiểu rõ điều này.

Tuy nhiên, nếu hành động của Mỹ, dù tuân theo đúng luật quốc tế và các nguyên tắc tự do hàng hải tại khu vực, lại khiến Trung Quốc cảm thấy bị xâm hại thì nguy cơ xảy ra xung đột lại rất cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm