Trung Quốc liên tục “tấn công” các DN nước ngoài

Trước đó không lâu, hãng xe Audi, Chrysler cùng 12 công ty sản xuất linh kiện ô tô của Nhật bị Chính quyền Trung Quốc ra lệnh phạt nặng vì phạm luật chống độc quyền.

Hồi đầu tháng này, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc cũng đã cảnh báo Tập đoàn Microsoft phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Trung Quốc sau khi chính quyền địa phương bất ngờ đến kiểm tra. Cơ quan quản lý khẳng định mục đích của đợt kiểm tra này là tìm kiếm bằng chứng về việc Microsoft đã không công khai một số lỗ hổng bảo mật.

 Một người phụ nữ  đi ngang một đại lý xe Mercedez-Benz tại Trung tâm thành phố Thượng Hải. Thương hiệu sang trọng Mercedes-Benz  của Daimler AG cho hay đang phối hợp với cơ quan điều tra chống độc quyền của Trung Quốc. Daimler là một trong số nhiều thương hiệu nước ngoài phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền của Bắc Kinh. 

Theo lệnh từ Chính phủ, các nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục tăng cường giám sát, điều tra các công ty nước ngoài nhằm chống độc quyền. Thu hút dư luận nhất hiện nay là vụ điều tra tại Shanghai GM (liên doanh ô tô khổng lồ giữa Gerneral Motors và SAIC Motors), là công ty sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh không hề giới hạn tầm ngắm trong một ngành công nghiệp nào.

Hôm thứ Hai tuần này, GM xác nhận trên hãng tin Bloomberg rằng họ đã tích cực phản hồi đối với những yêu cầu giảm giá từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (một trong ba cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trong nước).

Shanghai GM sản xuất các thương hiệu xe như Chevolets, Buicks và Cadillacs cho thị trường nội địa Trung Quốc. Từ khi Chính phủ phát động chương trình siết chặt, làm khó doanh nghiệp ngoại từ khoảng một tháng trở lại đây, ít nhất 7 nhà máy đã phải giảm giá bán các mặt hàng sản xuất. Trong đó phải kể đến Toyota, Honda, Nissan (Nhật Bản), Jauguar Land Rover (Anh), Bayerische Motoren Werke AG (Đức),...

Trung Quốc sẽ  tiếp tục các động thái siết chặt tình trạng độc quyền sau khi các tập đoàn nước ngoài thu được nhiều lợi nhuận từ thị trường “tỉ dân” trong thời gian vừa qua. Nguồn tin AP cho hay các công ty nước ngoài lên tiếng phàn nàn vì cho rằng Bắc Kinh cố tình làm khó họ để bảo vệ cho thị trường nội địa.

Các nhà điều hành ở các công ty cho rằng luật chống độc quyền (ra đời 6 năm trước) đã trở thành đòn bẩy cho nhà nước chống lại các tập đoàn nước ngoài.

Phát biểu trên The New York Times, Giám đóc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính trị Trung Quốc tại Đại học Indiana cho rằng: Trung Quốc không nỗ lực trở thành một thị trường tự do mà lại đang cố gắng trói buộc thị trường bằng nhiều quy định, luật lệ hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm