Triều Tiên phản đối bên ngoài can thiệp đối thoại

Trước đó một ngày, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) trong một bài xã luận đã nói đối thoại liên Triều lần này là “cơ hội lớn” để thống nhất. Tuy nhiên, tờ báo nhấn mạnh quan hệ song phương giữa Bình Nhưỡng và Seoul là “vấn đề nội bộ của người Triều Tiên”. Do đó, các bên thứ ba không được can thiệp lên các cuộc đàm phán, vì hành động như vậy sẽ “chỉ làm phức tạp việc giải quyết vấn đề”. Bài xã luận cũng cảnh báo các bên không có các động thái nhằm ngăn chặn đàm phán liên Triều. Hãng thông tấn Triều Tiên cũng nói rằng Bình Nhưỡng và Seoul không nên “bị quá khứ làm cản trở”.

Ngay trong thông điệp năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng từng dành những lời lẽ ôn hòa cho quan hệ hai miền bán đảo Triều Tiên. Trong một động thái cho thấy những tiến triển tốt đẹp giữa hai bên, Triều Tiên vừa qua cũng đã đồng ý nối lại một đường dây nóng liên lạc với Seoul sau hai năm bị cắt đứt. Hôm 5-1, Triều Tiên đã gửi một văn bản thông báo chấp nhận đề xuất đàm phán mà phía Hàn Quốc đưa ra. Cụ thể, cuộc gặp chính thức giữa hai bên được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 9-1 tại nhà hòa bình ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, thuộc khu vực phi quân sự giữa biên giới hai nước. Hai bên sẽ thảo luận các vấn đề liên quan tới lợi ích hữu quan, trong đó ưu tiên hàng đầu chính là việc Triều Tiên gửi đoàn thể thao tới tham gia Thế vận hội mùa đông 2018 ở TP Pyeongchang của Hàn Quốc từ ngày 9 đến 25-2 sắp tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm