Triều Tiên bày tỏ 'thiện chí' với Mỹ

Triều Tiên bày tỏ 'thiện chí' với Mỹ ảnh 1

Đêm pháo hoa đón chào năm 2013 tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Cựu Thống đốc bang New Mexico và cũng là cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ Bill Richardson nói rằng họ đã được mời trở lại Triều Tiên. Đây là điều mà các chuyên gia cho là dấu hiệu về việc Bình Nhưỡng có thiện chí đối với Mỹ và các quốc gia bên ngoài, và rằng chuyến thăm có thể tạo nên một mẫu hình tương tác trong tương lai giữa Bình Nhưỡng và Washington.

“Chuyến công du của phái đoàn (tới CHDCND Triều Tiên) hữu ích và thành công” – ông Richarson nói khi tới sân bay Bắc Kinh sau chuyến thăm tới Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi rất mong trở lại đó” – Richardson nói tiếp.

Ông nói rằng phái đoàn mang theo thông điệp là sự mở cửa nhiều hơn có thể có lợi cho Triều Tiên.

Mặc dù chuyến công du được coi là mang tính cá nhân, nhưng các cây bút bình luận cho rằng khó có thể coi đó hoàn toàn độc lập khỏi chính quyền Tổng thống Obama.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã coi cải thiện nền kinh tế là chính sách then chốt của quốc gia cho năm 2013 và đã yêu cầu người dân mở rộng kiến thức của họ về khoa học và công nghệ để đạt mục tiêu này.

Hiện nay, có 1,5 triệu người sử dụng điện thoại di động tại Triều Tiên, nhưng việc truy cập internet vẫn chỉ hạn chế trong một số đối tượng.

Trong suốt chuyến công du, phái đoàn đã nói chuyện với các sinh viên sử dụng internet tại Đại học Kim Nhật Thành. Sau đó, họ tới Trung tâm Máy tính Triều Tiên và hiểu thêm về các phần mềm mật mã hóa dữ liệu, các thiết bị nhận diện khuôn mặt, các phần mềm trò chuyện và các dịch vụ gửi tin nhắn của quốc gia này.

Các quan chức địa phương nói với những vị khách tại trung tâm máy tính rằng họ đang kỳ vọng thiết lập quan hệ đối tác với các quốc gia khác.

Wang Junsheng – một nhà nghiên cứu về Đông Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – nói rằng chuyến công du đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ về thiện chí của Bình Nhưỡng với Washington.

Mặt khác, chuyến công du này lại bị chỉ trích là đang gây sức ép lên ngoại giao của Mỹ và nâng vị thế của Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích chuyến công du là ‘không có lợi’ vào thời điểm mà Washington đang vận động để có được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an trừng phạt Bình Nhưỡng.

“Bình Nhưỡng từ lâu đã tìm cách cải thiện quan hệ thông qua cách cách không chính thức” – ông Wang nói, và cho biết thêm là ông tin chắc rằng Mỹ có liên quan.

“Mỹ rất giỏi trong lĩnh vực ngoại giao công, và các nhân vật cấp cao của các công ty về internet của Mỹ từ lâu đã giữ quan hệ rất mật thiết với chính quyền”.

Wang nói rằng chuyến công du nên được coi là một bước tiến tích cực cho cả hai nước để hiểu nhau hơn.

“Một mặt, Bình Nhưỡng nói rằng họ muốn thay đổi, nhưng mặt khác họ lại phóng vệ tinh. Washington không rõ mục đích thực sự của Bình Nhưỡng là gì”.

Giáo sư về các vấn đề toàn cầu của Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh Gong Yuzhen nói rằng việc Google tham gia vào chuyến công du này phần lớn là mang tính biểu tượng vì có rất ít không gian hợp tác giữa hãng này và Triều Tiên.

“Do các lệnh trừng phạt nên Goolge không thể hoạt động ở Triều Tiên một cách hợp pháp. Nhưng theo quan điểm của tôi, Bình Nhưỡng đang tìm cách thiết lập quan hệ với các cường quốc quan trọng để xóa bỏ tình trạng cô lập” - Gong Yuzhen nói.

“Tuy nhiên, họ sẽ chẳng đời nào từ bỏ các hoạt động hạt nhân và phóng tên lửa một cách dễ dàng” – ông Gong nói.

Trong suốt chuyến công du, phái đoàn đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên ngừng các vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân có thể dẫn đến việc LHQ trừng phạt.

Phái đoàn Mỹ cũng yêu cầu Triều Tiên đối xử bình đẳng và nhân đạo với công dân Mỹ đã bị bắt vào hồi tháng 11 vừa qua.

Theo Lê Thu (VNN / Asia One/ANN/CD)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm