Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: Kiềm chế đến khi có bộ quy tắc ứng xử

Hãng tin Channel News Asia (Singapore) ngày 1-7 đưa tin hôm 25-6, nhân chuyến thăm Mỹ từ ngày 21 đến 26-6, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã trả lời tạp chí Politico (Mỹ).

Liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông, biên tập viên Susan Glasser nhắc lại nhận định của Thủ tướng Lý Hiển Long rằng Singapore không muốn để nguyên tắc sức mạnh lấn át lẽ phải, tranh chấp phải được dàn xếp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

. Ông có thấy bất kỳ triển vọng hợp lý nào để điều này xuất hiện sớm không?

+ Tôi nghĩ phải mất thời gian rất dài vì không nước nào dễ dàng từ bỏ tuyên bố chủ quyền. Rất khó để làm như vậy về mặt chính trị, vậy nên kết cục sẽ là bế tắc.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng ngày 25-6. Ảnh: POLITICO

Mặt khác, bạn phải sống với tình huống không để dẫn đến va chạm, đối đầu hay xảy ra biến cố và leo thang tại thực địa vốn có thể dễ dàng xảy ra. Điều sai lầm có thể dễ dàng xảy ra như các tàu đâm nhau, một tàu bị chìm, các thuyền viên thiệt mạng hay các máy bay đâm vào nhau.

Vậy nên phải có một bộ quy tắc ứng xử để tuân thủ. Cho đến lúc chúng ta giải quyết vấn đề và nhất trí ấn định các giới hạn, chúng ta phải kiềm chế và quản lý vấn đề đồng thời ngăn ngừa bột phát.

. Giả sử sai lầm và tai nạn xảy ra giữa hai tàu thì có rất ít khả năng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ hành động trước đe dọa phủ quyết của TQ… Phải chăng rất khó để nhìn thấy bất kỳ hình thức nào về giải pháp, cơ chế quốc tế giải quyết tranh chấp?

+ Có nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp. Có thể đưa tranh chấp lãnh thổ ra Tòa án Công lý quốc tế ở La Haye (Hà Lan). Thực tế Singapore và Malaysia đã giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở tòa này và hai nước đều chấp nhận kết quả phân xử. Cũng có thể giải quyết tranh chấp biển ở Tòa án Quốc tế về Luật Biển ở Hamburg (Đức)… Tuy nhiên, các cường quốc thường không phục tùng trước các cơ quan pháp lý quốc tế. Mỹ cũng không phục tùng.

. Khi ông đến Bắc Kinh và các thủ đô khác trong khu vực, ông có nghe thấy những điều họ hiểu lầm về Mỹ? Tôi nghĩ vấn đề là liệu TQ có đánh cược về sự suy giảm sức mạnh của Mỹ?

+ Đó là một trong những hiểu lầm. Tôi nghĩ nhiều người không nhận thấy sức mạnh phục hồi của Mỹ và họ nghĩ rằng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước Mỹ chuẩn bị sụp đổ và một cường quốc mới sẽ trỗi dậy. Nhưng tôi đã nói với họ rằng không phải như vậy, Mỹ là đất nước có sức mạnh phục hồi rất mạnh mẽ. Mỹ có nguồn năng lượng, sáng tạo, động lực to lớn.

Tôi nghĩ cũng có cảm nhận, đặc biệt ở TQ, rằng Mỹ đang tìm cách bao vây, thậm chí kìm hãm TQ và TQ sẽ phá bằng cách tạo dựng vị thế trên thế giới. Tôi không nghĩ bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào muốn làm như vậy… Tuy nhiên, tôi tin Mỹ có lo ngại. Mỹ tự hỏi sự trỗi dậy của TQ báo hiệu điều gì? Điều này có ảnh hưởng đến sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ thế nào? Vậy nên cần có những biện pháp xây dựng niềm tin để lập quan hệ ổn định lâu dài giữa Mỹ và TQ.

LÊ LINH

. Tôi nghĩ có thể có leo thang rủi ro…, chẳng hạn như các tàu đâm nhau… Chúng ta thực sự không biết các quy tắc sẽ như thế nào?

+ Nếu nhìn lại trong hai, ba năm qua, bạn sẽ thấy căng thẳng gia tăng ở biển Đông lẫn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đó là điều tệ hại khiến ASEAN và Singapore đều lo lắng. Vì vậy, chúng tôi đã tư vấn giảm căng thẳng và quản lý căng thẳng đến khi có thể giải quyết theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm