Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo chính thất bại, hàng trăm lính bị bắt

Đầu giờ chiều 16-7 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một vụ đảo chính do quân đội tiến hành. Thủ tướng Binali Yildirim xác nhận có cuộc đảo chính. Trụ sở Quốc hội ở thủ đô Ankara bị trúng một quả pháo, có nhiều xe tăng và tiếng súng gần trụ sở.

Một đoạn video trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các phương tiện của quân đội đang chặn các cây cầu bắc qua eo biển Bosphorus ở Istanbul. Xe tăng được triển khai tại sân bay chính của TP. Tại thủ đô Ankara, máy bay chiến đấu và trực thăng làm việc bận rộn trên bầu trời. Các phóng viên của Reuters cho hay họ đã nghe tiếng nổ súng.

Cảnh sát siết chặt an ninh trước trụ sở chính quân đội tại Ankara.

Kết thúc trực tiếp diễn biến vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.

PLO sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc cho quý bạn đọc trong các bản tin tiếp theo.

Xin cảm ơn

10 giờ 24: 

Phe đảo chính vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận buông xuôi, mặc dù phe chính phủ hiện đã chiếm lại thế thượng phong. Máy bay điều khiển bởi phi công đảo chính vừa đánh bom tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Ankara. Tuy nhiên, không có thương vong nào được báo lại.

Nhiều vụ bắt giữ bởi người dân, cảnh sát và các đơn vị chính phủ đã được tiến hành tại Istanbul và thủ đô Ankara. Tại Istanbul, người ta ghi nhận có một tiếng nổ lớn, tuy nhiên các hoạt động quân sự không đáng kể.

9 giờ 43: Ít nhất 42 người thiệt mạng

Theo kênh truyền hình NTV, dẫn tin tiết lộ từ văn phòng công tố thủ đô Ankara, có ít nhất 42 người thiệt mạng trong vụ đảo chính đêm 15-7 (giờ địa phương). Con số vẫn chưa được chính thức xác nhận. 

Theo The Guardian, đa số người thiệt mạng là dân thường ủng hộ ông Erdogan, 17 người là cảnh sát. Đa số sĩ quan cảnh sát thiệt mạng nằm trong vụ tấn công của phe đảo chính nhắm vào tòa nhà Quốc hội.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 13 quân nhân đảo chính cố tìm cách tấn công dinh tổng thống đã bị bắt giữ.

Những hình ảnh đầu tiên về hư tổn của tòa nhà Quốc hội sau đợt đảo chính.

Trước đó ở tòa nhà quốc hội ghi nhận có 2 vụ nổ lớn

Bên trong tòa nhà Quốc hội sau vụ đảo chính.

9 giờ 19: Đảo chính đã thất bại, ít nhất 120 người bị bắt giữ

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định những ai tham gia vụ đảo chính phần lớn đã bị các sĩ quan cấp cao của quân đội cho triển khai tiến hành bắt giữ. Tuy nhiên, vẫn còn một số quân nhân nổi loạn lì lợm chống trả ở Istanbul và Ankara.

Hãng tin Reuters đưa tin, thông báo đảo chính đã thất bại. Ông Yildirim khẳng định phe chính phủ đã bắt giữ được một tướng lĩnh trong nhóm chủ mưu đảo chính đã bị giết. Ít nhất 130 sĩ quan và quân nhân đã bị bắt giữ.

Người dân vây bắt quân nhân tham gia đảo chính.

Có ít nhất 40 trường hợp người dân vây bắt quân nhân đảo chính.

Khác với bị cảnh sát bắt giữ, quân đảo chính bị dân bắt giữ thường bị đánh đập rất mạnh tay.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định hiện tòa nhà Quốc hội đã nằm trong tầm kiểm soát của phe chính phủ. Theo ông, các sĩ quan tham gia vụ đảo chính có thể lên đến hàm cấp tá, tuy nhiên chưa rõ bộ sậu chỉ huy gồm những ai. The Telegraph đưa tin sân bay quốc tế Atartuk tại TP Istanbul cũng hoàn toàn nằm dưới tay phe chính phủ.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo bất kỳ khí tài trên không nào của phe đảo chính đều sẽ bị bắn hạ. Hãng tin AP đưa tin, không chỉ cảnh sát và phe chính phủ, mà cả người dân ủng hộ Tổng thống Erdogan cũng tiến hành bắt giữ các quân nhân tham gia đảo chính.

F-16 của phe chính phủ bay sát mặt đất.

8 giờ 56: Người bị Erdogan chỉ mặt chủ mưu là ai?

Trên sóng truyền hình trực tiếp quốc gia, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cáo buộc cuộc đảo chính được tiến hành bởi các tín đồ của giáo sĩ Fethullah Gulen. Vậy vị giáo sĩ này là ai?

Theo tờ The New York Times, ông Gulen là một giáo sĩ có sức ảnh hưởng tại Thổ Nhĩ Kỳ và từng là một đồng minh của Tổng thống Erdogan. Tuy nhiên, Gulen đã sang Mỹ sinh sống, hiện ở Pennsylvania.

Ông Fethullah Gulen là giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng, có sức ảnh hưởng cực lớn đến nhiều chính trị gia cấp cao và có hàng triệu tín đồ.

Trong nhiều năm, ông Gulen đã sống một cuộc đời ẩn dật, ít lên tiếng về chính trường Thổ Nhĩ Kỳ, làm việc tại Trung tâm Golden Generation Worship and Retreat, Pennsylvania. Ông thường cổ súy cho một nhánh Hồi giáo trung lập, vị tha. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận cho rằng các tín đồ theo ông đang tìm cách đàn áp các đối thủ khác tư tuỏng và xây dựng một nhà nước Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn bảo thủ hơn hiện nay.

Theo The New York Times, nhóm tín đồ Liên minh Các giá trị chung của ông đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ đảo chính. Nhóm này tự gọi mình là một tổ chức "phi lợi nhuận, phục vụ như tiếng nói của dân sự, văn hóa và các tổ chức xã hội" tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Gulen có hàng triệu tín đồ ngưỡng mộ. Ông bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi sát sao trong thời gian qua do hoài nghi về mục đích chính trị của ông. Nhiều quan chức lo ngại nguồn lực khổng lồ mà ông có trong tay, cũng như sức ảnh hưởng của ông đến nhiều chính trị gia cấp cao tại Thổ Nhĩ Kỳ.

8 giờ 44: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi đảo chính là "phản quốc"

Tổng thống dân cử Recep Tayyip Erdogan, sau khi đáp máy bay xuống sân bay Ataturk ở Istanbul, đã lập tức có bài phát biểu chính thức trên sóng truyền hình quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, ông đã trả lời phỏng vấn "nóng" qua Facetime với kênh truyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan gọi cuộc đảo chính lần này là mọt hành động "phản quốc" và những ai đứng sau vụ việc sẽ phải "trả giá đắt" cho hành động của mình, hãng Reuters cho biết. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định thủ tướng nước này đã ra lệng "xóa sổ" mọi đơn vị trên không của lực lượng đảo chính. Tuyên bố này gián tiếp xác nhận thông tin chiếc F-16 trên vùng trời thủ đô là của phe chính phủ và đã bắn hạ một trực thăng của phe đảo chính.

Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo chính thất bại, hàng trăm lính bị bắt ảnh 9
F-16 trên vùng trời thủ đô Ankara.

Ông Erdogan cũng tuyên bố vụ đảo chính được thực hiện bởi "một thiểu số" trong lực lượng quân đội nước này. Ông cho biết một số sĩ quan trong quân đội chịu sự chỉ đạo của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, hiện sống ở Mỹ và từng là đồng minh của Erdogan. Ông cáo buộc mạng lưới của Gulen là một mạng lưới khủng bố.

8 giờ 35: 

The Guardian cho biết có nhiều tiếng nổ lớn tại quảng trường Taksim, nơi rất đông những người ủng hộ Tổng thống Erdogan đang tập trung. Hiện chưa rõ tiếng nổ đây là bom hay là tiếng động cơ máy bay phản lực F-16 tiến hành bay sát mặt đất.

Hãng tin AP cho biết cảnh sát, các đơn vị chính phủ và phe đảo chính đã đấu súng ngay tại quảng trường Taksim. Trước đó có thông tin ghi nhận cảnh sát trung thành với chính phủ tập trung rất đông tại quảng trường.

Theo Reuters, ít lâu sau, khoảng 30 quân nhân đã buôn súng đầu hàng và bị cảnh sát áp giải. Có ít nhất 17 người thiệt mạng trong vụ đảo chính lần này.

Cảnh sát tuyên bố vẫn còn trung thành với chính phủ Tổng tống Erdogan.

Trước đó, cảnh sát đã tập trung rất đông tại quảng trường Taksim.

8 giờ 26:

Theo hãng tin Reuters và AP cho biết. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Erdogan đã đáp xuống sân bay Istanbul.

Vào 2 giờ chiều (giờ địa phương), nhiều quan chức quân đội tuyên bố trên đài phát thanh TRT và một số kênh truyền thông khác là đã chiếm quyền kiểm soát đất nước và ban hành luật chiến tranh. Phe đảo chính cho biết sẽ duy trì trật tự dân chủ, quy định luật pháp vẫn sẽ là ưu tiên, các quan hệ quốc tế vẫn sẽ được duy trì.

 

Trực thăng phe đảo chính vây tòa nhà Quốc hội. Nguồn: RT

Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan tuyên bố vẫn là tổng thống nước này, đề nghị người dân xuống đường phản đối đảo chính. Ông tuyên bố sẽ trừng phạt các tướng lĩnh quân đội tham gia đảo chính.

Nguồn tin tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ lại khẳng định đảo chính thất bại. Có tin F-16 của chính phủ đã bắn hạ trực thăng của phe đảo chính. Thế trận dường như vẫn chưa ngã ngũ.

Người dân cố chặn xe tăng của phe đảo chính tiến vào trung tâm TP.

Người dân cố chặn xe tăng của phe đảo chính tiến vào trung tâm TP.

Tiếp tục cập nhật

Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vùng Tiểu Á đang có xung đột với những người Kurd đòi độc lập tại khu vực Tây Nam và đã hứng chịu khá nhiều các đợt đánh bom trong năm nay, bao gồm một vụ khủng bố cách đây hai tuần tại sân bay chính ở Istanbul do IS nhận trách nhiệm làm hơn 40 người chết.

Sau khi lên làm thủ tướng từ năm 2003, Erdogan được bầu làm tổng thống vào năm 2014 với kế hoạch thay đổi Hiến pháp giúp tăng thêm quyền lực cho tổng thống.

Đảng AKP của Erdogan, với gốc rễ Hồi giáo, có một mối quan hệ phức tạp, căng thẳng với quân đội và những người dân tộc chủ nghĩa. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia được thành lập sau Thế chiến thứ nhất dựa trên tinh thần thế tục và có lịch sử dài với nhiều cuộc đảo chính đã diễn ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm