Việt Nam chuẩn bị ký hiệp định thương mại tự do với EU

Theo nội dung thông cáo báo chí ngày 25-6, Liên minh châu Âu (EU) cho biết Hôị đồng châu Âu đã phê chuẩn việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), trong đó gồm hai phần là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA). 

Theo dự kiến, buổi lễ ký kết Hiệp định giữa hai bên Việt Nam và EU sẽ diễn ra vào ngày 30-6 tại thủ đô Hà Nội.

Khối này nhận định, đây sẽ là Hiệp định Thương mại Tự do tham vọng nhất khối này từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển. Theo đó, Hiệp định này sẽ 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam. 

Trong giai đoạn đầu ngay khi có hiệu lực, EVFTA sẽ xóa 65% thuế nhập khẩu hàng EU xuất sang Việt Nam, trong khi phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, 71% thuế quan sẽ được miễn hoàn toàn, phần còn lại sẽ xoá dần trong giai đoạn bảy năm. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-EU-Bỉ. Ảnh: VOV

Hiện tại, số liệu từ EU cho thấy Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối này trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Tổng thương mại hàng hóa giữa EU và Việt Nam đạt gần 50 tỉ euro/năm, trong khi nhánh dịch vụ là gần bốn tỉ euro.

Mặt hàng nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, quần áo và thực phẩm, còn EU chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam các máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất và nông sản.

Theo đánh giá, EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, tức ngoài xóa rào cản thuế quan sẽ kèm theo những điều khoản rộng hơn nhằm mang lại lợi ích cho môi trường kinh doanh, người lao động hay các vấn đề khác giữa hai bên.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA, và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là Hiệp định IPA, đã được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Với 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, các vấn đề pháp lý-thể chế, Hiệp định EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.

EUROPA.EU

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm