Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị dọa giết

Hong Kong đang chuẩn bị đón thêm đợt biểu tình, đình công và hỗn loạn nữa quanh dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Theo báo SCMP, sở dĩ người dân Hong Kong quyết định tiếp tục biểu tình vì tức giận với việc chính quyền TP quyết tâm không rút bỏ dự luật.

Ngày 9-6, đã có khoảng 1,03 triệu người Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối dự luật. Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất tại TP dân số 7 triệu dân trong những năm gần đây. Tuy nhiên bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau đó vẫn khẳng định sẽ không rút bỏ dự luật.

Người biểu tình đã tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Người biểu tình đã tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Đã xuất hiện một số đe dọa lấy mạng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga - Trưởng Đặc khu Hong Kong và người đứng đầu cơ quan tư pháp cũng người thân của hai người này, SCMP đưa tin. Cảnh sát đang điều tra các đe dọa này.

Người dân Hong Kong đã tập trung chuẩn bị biểu tình đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Người dân Hong Kong đã tập trung chuẩn bị biểu tình đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Lời đe dọa này đến trong bối cảnh những người phản đối dự luật dẫn độ - gần như mọi tầng lớp trong xã hội Hong Kong – đã lên kế hoạch hành động trước, trong, và sau khi dự luật được cân nhắc lần thứ hai trong hôm nay 12-6 tại Hội đồng Lập pháp. Từ khuya 11-6 đã có nhiều nhóm người bắt đầu tụ tập gần trụ sở Hội đồng Lập pháp.

“Chúng tôi buộc phải thể hiện quan điểm về câu hỏi đúng sai về đạo đức này, nhằm bảo vệ các giá trị cốt lõi của chúng tôi…” – SCMP dẫn lời ông Fernando Cheung Chiu-hung, một nhà lập pháp Hong Kong đồng thời là một nhà tổ chức biểu tình. 

Sinh viên biểu tình bên ngoài trụ sở văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong nhằm phản đối luật dẫn độ. Ảnh: SCMP

Sinh viên biểu tình bên ngoài trụ sở văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong ngày 8-6 nhằm phản đối luật dẫn độ. Ảnh: SCMP

Trong ngày 11-6 bà Lâm lên tiếng đề nghị các trường học, các doanh nghiệp, các liên đoàn suy nghĩ kỹ trước khi tiếp tục biểu tình phản đối dự luật dẫn độ. Bà Lâm cảnh báo việc kéo dài biểu tình sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai giới trẻ.

“Tôi hy vọng trường học, các bậc cha mẹ, các tổ chức, các doanh nghiệp và các liên đoàn cân nhắc các yếu tố một cách thấu đáo trước khi ủng hộ bất kỳ hành động cực đoan nào. Điều gì là tốt cho xã hội Hong Kong và cho giới trẻ của chúng ta?” – SCMP dẫn lời bà Lâm.

Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga gặp những người kiến nghị hủy bỏ dự luật dẫn độ ngày 11-6. Ảnh: SCMP

Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga gặp những người kiến nghị hủy bỏ dự luật dẫn độ ngày 11-6. Ảnh: SCMP  

Tuy nhiên lời kêu gọi của bà Lâm không hiệu quả. Ngày 11-6, Liên đoàn Giáo viên Hong Kong – liên đoàn giáo viên lớn nhất TP đã kêu gọi các thành viên tham gia biểu tình vào ngày 12-6 sau khi tan dạy. Liên đoàn thậm chí còn yêu cầu các nhà quản lý trường học “linh động” nếu các giáo viên muốn tham gia biểu tình.

“Với tư cách là các giáo viên, nhiệm vụ của chúng tôi là ươm mầm nhận thức của học sinh về tự do, hòa bình, công bằng, tri giác, và dân chủ” – SCMP dẫn một bức thư của Liên đoàn Giáo viên Hong Kong đưa lên mạng kêu gọi biểu tình.

Cảnh sát được huy động bảo vệ trụ sở Hội đồng Lập pháp đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Cảnh sát được huy động bảo vệ trụ sở Hội đồng Lập pháp đầu ngày 12-6. Ảnh: SCMP

Hơn 100 nhà hàng, cửa hàng, doanh nghiệp cho biết sẽ đóng cửa trong ngày 112-6, cho phép nhân viên tham gia biểu tình.

Trước viễn cảnh sẽ tiếp tục có thêm biểu tình, từ tối 11-6 chính quyền Hong Kong đã quyết định triển khai hơn 5.000 cảnh sát khắp TP để đối phó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm