Trung Quốc có thể hộ tống tàu ở vùng Vịnh theo đề nghị của Mỹ

Hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Trung Quốc Ni Jian ở Abu Dhabi cho biết: “nếu có tình huống không an toàn, chúng tôi sẽ xem xét việc điều tàu hải quân hộ tống các tàu thương mại của chúng tôi”.

“Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất của Mỹ về các biện pháp hộ tống trong vùng Vịnh”, Đại sứ quán của Trung Quốc cho biết sau đó bằng văn bản.

Washington đang vận động các quốc gia khác tham gia một liên minh an ninh hàng hải giữa lúc căng thẳng gia tăng với Iran vì những cáo buộc của Mỹ cho các vụ tấn công tàu chở dầu gần eo biển Hormuz, mặc cho Tehran hoàn toàn phủ nhận.

Tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz, ngày 21-12-2018. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong một tweet ngày 24-6 rằng: Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác nên “bảo vệ tàu của họ tại khu vực vùng Vịnh”, nơi Hạm đội thứ năm của Hải quân Mỹ đóng tại Bahrain.

Không rõ liệu Washington có đưa ra yêu cầu chính thức tới Bắc Kinh hay không, vì Trung Quốc đã phải hết sức cân nhắc hành động ở Trung Đông do mối quan hệ năng lượng chặt chẽ với cả Iran và Ả Rập Saudi.

Mỹ đã đấu tranh để giành được sự ủng hộ cho liên minh từ các đồng minh châu Âu và châu Á chống lại nỗi sợ rằng nó sẽ gây thêm căng thẳng với Iran.

Cho đến nay chỉ có Anh chính thức tuyên bố sẽ tham gia sứ mệnh bảo vệ các tàu buôn sau khi Iran chiếm giữ một tàu mang cờ Anh.

Căng thẳng đã gia tăng kể từ khi ông Trump từ bỏ hiệp ước hạt nhân năm 2015, theo đó Iran đã đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy sự dỡ bỏ các trừng phạt từ các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế.

Pháp, Anh và Đức, mà với Nga và Trung Quốc cũng là thành viên của thỏa thuận nên đã cố gắng giải cứu thỏa thuận và giảm căng thẳng.

Theo đó, Trung Quốc cũng phần nào có vai trò trong các cuộc xung đột hoặc ngoại giao ở Trung Đông.

“Chúng tôi có quan điểm rằng tất cả tranh chấp nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và bằng các cuộc thảo luận chính trị chứ không phải các hành động quân sự” -Đại sứ Ni nói.

Trước tình hình đó, Iran nói rằng việc bảo vệ Eo biển - huyết mạch dầu mỏ quan trọng nhất thế giới - nên được để lại cho Tehran và các nước trong khu vực.

UAE và Ả Rập Saudi, những người ủng hộ chính sách của Mỹ chống lại kẻ thù khu vực Iran, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ thương mại hàng hải và an ninh nguồn cung dầu toàn cầu.

Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed al-Nahyan đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước, trong đó hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự và quốc phòng.

Đông thời, Đại sứ Ni cho biết thỏa thuận có thể dẫn đến hợp tác giải quyết khủng bố và chia sẻ thông tin tình báo, đồng thời bổ sung rằng các cuộc thảo luận sẽ diễn ra.

Được biết Trung Quốc, nước có căn cứ quân sự ở Djibouti, đã tham gia vào các nhiệm vụ hộ tống khu vực ở Vịnh Aden và ngoài khơi bờ biển Somalia như một phần của nhiệm vụ chống cướp biển của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm