Rò rỉ số lượng và vị trí vũ khí hạt nhân của Mỹ tại châu Âu

Báo cáo có tựa đề “Kỷ nguyên mới về răn đe hạt nhân? Hiện đại hóa, kiểm soát vũ khí và các lực lượng hạt nhân đồng minh” do Thượng nghị sĩ Canada Joseph Day biên soạn vào tháng 4-2019 cho thấy có khoảng 150 vũ khí hạt nhân đang được lưu trữ tại các quốc gia châu Âu.

Ông Day nói rằng đó chỉ là một bản nháp đã được thảo luận trong phiên họp ban đầu tại TP Bratislava (Slovakia) vào ngày 1-6, sẽ được sửa đổi thêm và thông qua tại phiên họp thường niên tại London (Anh) vào tháng 10-2019.

"Tất cả thông tin được sử dụng trong báo cáo này là tài liệu nguồn mở", ông viết.

Nghị sĩ Đảng Xanh của Bỉ, Wouter De Vriendt, đã cung cấp bản sao dự thảo cho một tờ báo, theo đài RT.

Theo dự thảo, NATO lưu trữ khoảng 150 quả bom B61 hạt nhân ở sáu căn cứ: Kleine Brogel ở Bỉ, Büchel ở Đức, Aviano và Ghedi-Torre ở Ý, Volken ở Hà Lan và İncirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù bản dự thảo không cho biết có bao nhiêu quả bom tại mỗi căn cứ, nhưng thông tin lan truyền thì số lượng mỗi khu vực khác nhau.

Căn cứ không quân Volkel (Hà Lan) lưu trữ tới 20 quả bom, trong khi đó căn cứ Kleine Brogel (Bỉ) được cho có chứa từ 10 đến 20 đầu đạn trọng lực.

Ý, quốc gia có tới hai căn cứ hạt nhân, ước tính lưu giữ số lượng bom hạt nhân lớn nhất với 60-70 quả.

Bất chấp những lo ngại về đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016, căn cứ không quân Incirlik ở miền nam nước này lưu giữ đến 50 quả bom B61.

Còn căn cứ Büchel của Đức có khoảng 20 quả.

Bên ngoài sân bay quân sự Bundeswehr nơi bom hạt nhân B61 của Mỹ được cho là cất giữ ở Buechel, Đức. Ảnh: RT

Bản mới nhất được đăng tải ngày 11-7 không chỉ rõ vị trí của vũ khí hạt nhân nữa, trong khi lại nêu rõ số lượng bom ở châu Âu.

Theo báo cáo, Mỹ triển khai khoảng 150 vũ khí hạt nhân, cụ thể là bom trọng lực B61, tới châu Âu để sử dụng cho các máy bay có khả năng kép của Mỹ và đồng minh.

Báo cáo cung cấp số liệu đạn dược ở các quốc gia châu Âu không hài lòng khi Mỹ đặt tên lửa trên đất nước họ. Những nước này lo ngại rằng các căn cứ có thể là mục tiêu chính của các vụ tấn công khủng bố và đặt châu Âu vào tầm ngắm của bất kỳ cuộc xung đột hạt nhân tiềm tàng nào.

Theo hãng tin AFP, Mỹ cùng với Anh và Pháp là ba cường quốc hạt nhân của khối NATO. Dù mối đe dọa hạt nhân là một phần quan trọng trong chiến lược răn đe của họ, nhưng NATO thường từ chối thảo luận chi tiết về vấn đề này.

Tổng thống Trump gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Phòng Bầu dục vào ngày 2-4. Ảnh: AP

NATO đã không tán thành với báo cáo trên, khẳng định “đó không phải là tài liệu chính thức của NATO”, theo AFP.

Từ lâu, Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm lấn của NATO do Mỹ dẫn đầu ở biên giới của mình - những lo ngại hiện cũng được củng cố bởi bản báo cáo dự thảo bị rò rỉ.

Mối lo ngại dâng cao khi đầu năm nay Mỹ từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Nga đáp trả bằng việc đình chỉ tham gia hiệp ước này bất chấp cảnh báo từ NATO, theo RT.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm