Reuters: 13/15 nước HĐBA viết thư phản đối Mỹ về vấn đề Iran

Gần như tất cả thành viên còn lại thuộc Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) phản đối việc Mỹ kích hoạt "quy trình đảo ngược" để gia hạn trừng phạt Iran, hãng tin Reuters cho hay.

Ngày 20-8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức khởi động cơ chế yêu cầu LHQ gia hạn các lệnh trừng phạt Iran. Chỉ trong vòng 24 giờ sau đó, 13 trong tổng số 15 quốc gia thuộc HĐBA đã viết thư phản đối quyết định của Washington.

Trước đó, trang tin Euronews cho biết ba quốc gia châu Âu thuộc HĐBA là Anh, Pháp (thành viên thường trực) và Đức (thành viên không thường trực) đã đưa ra một tuyên bố chung phản đối quyết định của Mỹ. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời báo chí hôm 20-8. Ảnh: REUTERS

Theo Reuters, Cộng hòa Dominica là nước duy nhất trong HĐBA không viết thư phản đối tuyên bố của ông Pompeo. Quốc đảo vùng Caribbea này được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2019-2020.

Trong tuần trước, Mỹ đã đề xuất tại HĐBA một dự thảo nghị quyết về việc gia hạn trừng phạt chống Iran. Cộng hòa Dominica là quốc gia duy nhất bỏ phiếu ủng hộ dự thảo này.

Hiện tại, ngoài năm nước thành viên thường trực là Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc, các thành viên không thường trực thuộc HĐBA là Bỉ, Cộng hòa Dominica, Estonia, Đức, Indonesia, Niger, Saint Vincent & the Grenadines, Nam Phi, Tunisia và Việt Nam.

Sau khi ông Pompeo đưa ra tuyên bố hôm 20-8, HĐBA sẽ có 10 ngày để đưa ra quyết định để chính thức phê chuẩn hoặc phủ quyết yêu cầu của Mỹ. Nếu HĐBA không thể thống nhất, các lệnh trừng phạt sẽ được tự động gia hạn.

Nếu không bị gia hạn, các lệnh trừng phạt Iran sẽ hết hiệu lực từ ngày 18-10.

Phản ứng trước tuyên bố của ông Pompeo, người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho rằng "các thành viên HĐBA nên hiểu nghị quyết của mình" về việc trừng phạt Iran. 

Mỹ chính thức yêu cầu Liên Hợp Quốc tái cấm vận Iran
Mỹ chính thức yêu cầu Liên Hợp Quốc tái cấm vận Iran
(PL)- Hôm 20-8 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh) đã chính thức khởi động cơ chế yêu cầu Liên Hợp Quốc tái áp đặt tất cả lệnh trừng phạt đối với Iran, với lý do Tehran đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân đã ký với các cường quốc trên thế giới vào năm 2015 (JCPOA), theo đài CNN.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm