Ông Nhậm Chính Phi: Thuyết phục Anh về 5G giống trận chiến

Theo tờ The Wall Street Journal, ông Nhậm Chính Phi -Tổng giám đốc đồng thời là người sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei - đã so sánh khả năng Huawei có thể thành công trong việc thuyết phục Anh cho phép họ thiết lập mạng 5G ở quốc gia này giống việc đánh bại phát xít Đức trong trận Stalingrad.

“Có vẻ nhà lãnh đạo một trong những tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đã áp dụng một số từ vựng thời chiến trong bối cảnh mối quan hệ phức tạp của họ với nước Mỹ đây” - tờ The Wall Street Journal nhận định.

Ông Nhậm cũng nói với các nhân viên của mình nên tiếp thu bài học từ Google và “dốc hết sức, thậm chí sẵn sàng ‘đổ máu và mồ hôi’ để có thể đưa Huawei đến thị trường phương Tây" - The Wall Street Journal đưa tin hôm 7-6.

"Tổng giám đốc Nhậm đã chỉ chúng tôi con đường đúng đắn, đó là áp dụng tư duy phương Tây để giải quyết các vấn đề mà chúng tôi gặp phải ở thị trường này" - bà Catherine Chen, người phụ trách đối ngoại của Huawei, chia sẻ.

Ông Nhậm yêu cầu các nhân viên "dốc hết sức lực để có thể đưa Huawei đến thị trường phương Tây". Ảnh: SPUTNIK

Phát biểu của ông Nhậm được đưa ra trong chuyến thăm của ông đến trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty ở TP Hàng Châu của Trung Quốc.

Chuyến thăm diễn ra khoảng một tháng sau khi con gái ông Nhậm đồng thời là Giám đốc Tài chính của Huawei - bà Mạnh Vãn Châu - phải đối mặt với phiên tòa dẫn độ sang Mỹ vì vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Washington.

Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ vào tháng 12-2018 theo yêu cầu của Mỹ. Vụ việc này đã đẩy Canada vào tâm điểm xung đột ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.

Washington cáo buộc bà Mạnh làm ăn bất chính với Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Washington áp lên quốc gia này.

Trước đó, Mỹ đã ra lệnh cấm các cơ quan chính phủ của mình không được sử dụng các sản phẩm của Huawei. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đưa tập đoàn công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen và kêu gọi các quốc gia khác loại Huawei khỏi thị trường hạ tầng 5G toàn cầu.

Mỹ cũng nhiều lần lên tiếng cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại và là gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh và Huawei đã kịch liệt phủ nhận các cáo buộc này.

Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) cho biết đang đánh giá lại lập trường của họ về việc sử dụng thiết bị của Huawei. Ảnh:THE NEW YORK TIMES

Anh đánh giá lại vai trò của Huawei

Mỹ hôm 13-5 đã tuyên bố mở rộng lệnh cấm vận nhắm vào Huawei thông qua việc kiểm soát và ngăn chặn các chip máy tính dựa trên thiết kế hoặc công nghệ của Mỹ sử dụng trong thiết bị của Huawei cho tới năm 2021.

Ban lãnh đạo của Huawei đã tỏ ra phẫn nộ với quyết định này, mô tả các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là “độc đoán” và là một phần của kế hoạch “tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chúng tôi”.

Trung tâm An ninh mạng quốc gia của Anh (NCSC) cho biết đang đánh giá lại lập trường của mình về việc sử dụng thiết bị của Huawei và các rủi ro mà chúng có thể gây ra cho an ninh quốc gia của Anh.

Phát ngôn viên của cơ quan trên đã xác nhận rằng "sau thông báo của Mỹ về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Huawei, NCSC đang xem xét cẩn thận mọi tác động của họ với hệ thống mạng ở Anh”.

Vào tháng 1-2020, Thủ tướng Boris Johnson đã quyết định cho phép thiết bị của Huawei có vai trò “hạn chế” (không chiếm quá 35%) trong các thành phần mạng 5G không quan trọng ở Anh.
Những người ủng hộ đảng Bảo thủ đã chỉ trích quyết định của Thủ tướng Johnson và gây thêm áp lực về lập trường của chính phủ nước này với Trung Quốc.
Các nguồn tin từ những nhà mạng ở Anh cho biết họ hy vọng lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ là động lực thúc đẩy để NCSC đưa ra đánh giá mới, thay vì trở thành áp lực chính trị đối với quốc gia này. 
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Đức về Huawei
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Đức về H
uawei
(PLO)- Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cảnh báo Đức về nguy cơ bị đánh cắp thông tin từ việc sử dụng các sản phẩm do tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc sản xuất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm