Nhật hoàng mới và gánh nặng truyền thống Hoàng gia

Tờ The Straits Times cho biết, Thái tử Naruhito đã không ngại chỉ trích lối sống đôi khi ngột ngạt và áp đặt của hoàng gia, đặc biệt là khi vợ ông, Thái tử phi Masako, đã phải rất vất vả để thích nghi với nếp sống cung đình.

Giống như người cha nổi tiếng của mình là Nhật hoàng Akihito, Thái tử Naruhito luôn tâm niệm về những bài học lịch sử đắt giá của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Sinh ngày 23-2-1960, Thái tử Naruhito là hoàng tử Nhật Bản đầu tiên lớn lên dưới cùng một mái nhà với cha mẹ và anh chị em của mình. Trước đây, những đứa trẻ hoàng gia phải bị tách ra khỏi cha mẹ và được nuôi dưỡng bởi các bảo mẫu và giáo viên.

Ông đã học hai năm tại Đại học Oxford vào những năm 1980 sau khi tốt nghiệp ngành lịch sử tại Nhật Bản.

Năm 1993, ông kết hôn với bà Masako Owada. Bà là con gái của một gia đình trong ngành ngoại giao và được theo học tại Harvard và Oxford. Thái tử phi Masako đã phải gác lại một sự nghiệp ngoại giao đầy triển vọng của riêng mình để kết hôn với Thái tử Nhật Bản.

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako trong lễ cưới. Ảnh: NIPPON

Nghĩa vụ đối với hoàng gia

Thái tử Naruhito đã hứa sẽ bảo vệ vợ mình bằng mọi giá khi Thái tử phi Masako đã chấp nhận hy sinh sự nghiệp của mình để "làm cho bản thân trở nên hữu ích trong con đường mới này".

Nhưng Thái tử phi Masako luôn phải đấu tranh để thích nghi với cuộc sống hà khắc trong cung đình và bị chỉ trích bởi vì thường xuyên xuất hiện trước công chúng.

Bà cũng chịu áp lực rất lớn phải sinh con trai vì người kế vị của Nhật Bản không bao gồm con gái. Áp lực càng nặng nề sau khi cô hạ sinh con gái Công chúa Aiko vào năm 2001 - đứa con duy nhất của cặp vợ chồng.

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako và Công chúa Aiko. Ảnh: MAINICHI

Vào năm 2004, Thái tử Naruhito đã làm một việc chưa từng có trong tiền lệ là phê phán công khai những người có tư tưởng phong kiến trong cung đình làm kìm hãm cuộc sống của vợ mình.

Cùng năm đó, cung điện hoàng gia tiết lộ rằng Thái tử phi Masako đã trải qua điều trị "rối loạn thần kinh" do căng thẳng quá mức vì cuộc hôn nhân.

Thái tử Naruhito sau đó đã xin lỗi công chúng vì những lời phê phán của mình, nhưng đồng thời ông đã kêu gọi hoàng gia phải thay đổi để phù hợp hơn với hiện đại.

Gần gũi với người dân

Thái tử Naruhito sẽ tiếp bước cha mình chống lại chủ nghĩa xét lại về vai trò của Nhật Bản trong Thế chiến II. 

"Ngày nay khi ký ức chiến tranh sắp phai mờ, tôi cho rằng điều quan trọng là nhìn lại quá khứ của Nhật Bản một cách khiêm tốn và truyền lại chính xác những trải nghiệm khốn khổ và con đường lịch sử mà Nhật Bản đã đi qua cho thế hệ sau", ông nói vào năm 2015.

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako dự kiến sẽ theo đuổi hình ảnh gần gũi công chúng, xuất hiện bên cạnh các nạn nhân của thảm họa thiên tai và cầu nguyện cho hòa bình.

Hồi tháng 2, Thái tử Naruhito cho biết ông hy vọng sẽ "luôn gần gũi với mọi người và chia sẻ niềm vui cũng như những nỗi buồn của người dân Nhật Bản".

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako tặng quà cho học sinh Nhật Bản. Ảnh: MAINICHI

Trong một tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái, Thái tử phi Masako đã cam kết sẽ cố gắng hết sức mặc dù cảm thấy "không an toàn" về việc trở thành hoàng hậu.

Bà cho biết đã hồi phục sức khỏe và có thể "thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn trước", đồng thời ghi nhận "sự hỗ trợ mạnh mẽ" của công chúng.

Nhật hoàng Akihito bắt đầu tiến hành nghi thức thoái vị
Nhật hoàng Akihito bắt đầu tiến hành nghi thức thoái vị
(PLO)- Nhật hoàng Akihito đã báo cáo sự thoái vị với nữ thần mặt trời Shinto trong một nghi lễ tại Cung điện Hoàng gia vào hôm 30-4, bắt đầu ngày lễ kết thúc triều đại Bình Thành dài ba thập niên với những nỗ lực nhằm xoa dịu ký ức về Thế chiến II và đưa chế độ quân chủ đến gần hơn với người dân Nhật Bản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm