Lính Mỹ kể cảnh thoát thân khỏi căn cứ bị Iran nã tên lửa

Hãng tin Reuters ngày 14-1 đưa lời lính Mỹ kể lại tình huống thoát thân khỏi căn cứ không quân Ayn al-Asad khi căn cứ này bị Iran nã hàng chục tên lửa vào sáng sớm 8-1.

Căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar là địa điểm hứng đợt tên lửa đầu tiên Iran nã sang vào sáng 8-1, sau đó tới căn cứ Ekril ở khu tự trị người Kurd.

Sốc với cường độ tấn công

Tổn thất ở căn cứ Ayn al-Asad rất lớn, từ đó phần nào đánh giá được năng lực phá hủy của Iran, theo Reuters.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Căn cứ hứng hơn chục tên lửa. Một tên lửa Iran đã tạo ra một cái hố lớn và thiêu rụi nhiều container được dùng làm nơi ở cho binh sĩ. Một binh sĩ bên trong một container may mắn thoát chết. Xe cộ, bàn ghế và nhiều đồ nội thất bên trong cũng bị đốt đen. Nhiều bức tường bê tông có sức kháng nổ mạnh bị đánh sập.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Reuters dẫn lời các binh sĩ Mỹ cho biết họ sốc trước cường độ vụ tấn công và thấy biết ơn vì đã vượt qua được tình huống khó khăn mà không bị tổn hại nhân mạng. Có tổng cộng 2.000 binh sĩ tại căn cứ này, bao gồm 1.500 lính liên quân do Mỹ dẫn đầu và 500 lính Iraq.

Căn cứ không có hệ thống phòng không

Không chỉ Mỹ mà cả Iraq và nhiều nước có quân đóng tại căn cứ này cũng xác nhận không có binh sĩ mình bị thương hay thiệt mạng.

“Thật thần kỳ là không ai bị thương” - nữ Trung tá không quân Mỹ Staci Coleman chỉ huy lực lượng Mỹ tại căn cứ nói với báo chí ngày 13-1 tại căn cứ Ayn al-Asad.

“Ai mà nghĩ được họ sẽ bị phóng tên lửa đạn đạo… và rồi không có thương vong nào” - bà Coleman nói về sự khó tin khi không có thương vong khi căn cứ bị tấn công.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Theo nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ, chuyện không có thương vong là nhờ vào các chỉ huy ở ngay tại căn cứ chứ không phải do Iran chủ ý tránh gây thương vong. Trước đó có ý kiến cho rằng Iran chủ ý chọn nã tên lửa đạn đạo vì biết Mỹ có khả năng phòng vệ tên lửa nên sẽ không gây thương vong, tránh làm Mỹ tức giận có thể dẫn tới xung đột lớn hơn.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Một sự thực là Mỹ không có hệ thống phòng không Patriot tại căn cứ này, nên việc bảo vệ binh sĩ chỉ nhờ vào các chỉ huy tại căn cứ.

Sơ tán trước

Không có thương vong là vì trước khi vụ tấn công xảy ra binh lính tại căn cứ đã được sơ tán.

“Trước đó vài giờ, chúng tôi có nhận được thông báo có thể sẽ có một cuộc tấn công nên chúng tôi di chuyển trước thiết bị” - Thượng sĩ Mỹ Tommie Caldwell cho biết.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Theo Trung tá Coleman, tính đến 10 giờ đêm 7-1 thì toàn bộ binh sĩ dưới quyền bà đã vào vị trí ẩn nấp.

“Mọi người thực hiện rất nghiêm túc” - bà Coleman nói.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

3 tiếng rưỡi sau, tên lửa Iran bắt đầu bay tới. Lực lượng Mỹ vội đẩy nhanh phương án sơ tán binh sĩ và thiết bị đến các khu vực an ninh hơn.

Theo lời một số binh sĩ thì căn cứ Ayn al-Asad hứng đợt nã tên lửa này trong 2 giờ.

“Chúng tôi đã phải ẩn náu trong hơn 5 tiếng, có thể 7-8 tiếng. Họ (Iran - PV) biết họ nhắm tới điều gì khi nhắm các mục tiêu đường băng và khu đậu máy bay” - Thượng sĩ Kenneth Goodwin cho biết.

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1, sau khi bị Iran nã tên lửa. Ảnh: REUTERS

Thượng sĩ Armando Martinez cho biết trong quá trình Iran nã tên lửa ông đã ra khỏi nơi ẩn nấp để xem có thương vong hay không và ông không thể tin được khi thấy các bức tường bê tông kháng nổ bị một tên lửa Iran đánh sập dễ dàng.

Binh sĩ Mỹ tại hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Mỹ tại hiện trường căn cứ không quân Ayn al-Asad ở tỉnh Anbar (Iraq) ngày 13-1. Ảnh: REUTERS

“Nã pháo là một chuyện nhưng tên lửa đạn đạo thì thật kinh hoàng. Bạn nhìn thấy một ánh sáng trắng như một ngôi sao đang rơi và rồi vài giây sau đó nó rớt xuống đất và nổ bùng” - Thượng sĩ Martinez nói.

Một tên lửa rơi tên đường băng nơi đậu các chiếc trực thăng Blackhawk có nhiệm vụ vận chuyển thiết bị phục vụ cuộc chiến đánh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Các trực thăng đã được sơ tán trước đó nhưng tên lửa cũng phá hủy hai nhà chứa nhà ga.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm