Hội nghị G20 lần này gần như bị lu mờ bởi ông Trump

Mặc dù chú ý nhiều về Tổng thống Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đại điện chủ nhà Hội nghị các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2019 tuyên bố hội nghị đã thực sự thành công, theo hãng tin AP.

“Các quốc gia G20, với tư cách là những nền kinh tế thế giới hàng đầu thế giới, có trách nhiệm thẳng thắn đối mặt với các vấn đề toàn cầu và đưa ra giải pháp thông qua đối thoại thẳng thắn”, ông Abe nói.

“Bây giờ, với ‘Tuyên bố Osaka’, chúng ta nên cố gắng tìm kiếm một cách kiên quyết, không phải là khác biệt, mà là những điểm chung giữa chúng ta, và hy vọng sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ở giữa) phát biểu trong phiên thứ 3, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka ngày 29-6. Ảnh: AP

Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh thực tế rằng các nhà lãnh đạo đã cố gắng giữ vững vấn đề biến đổi khí hậu, với 19 quốc gia cam kết tuân thủ hiệp định khí hậu Paris.

Chỉ duy có Mỹ vẫn bất đồng quan điểm vì theo ông Trump điều này gây bất lợi cho công nhân và người nộp thuế ở Mỹ.

Bà Merkel nói với báo giới rằng “quy trình này không thể quay vòng”. Bà cho biết các nhà lãnh đạo thế giới nói rằng sẵn sàng tăng cường các cam kết để hạn chế khí thải nhà kính với mục tiêu “net zero” (cân bằng năng lượng) vào năm 2050.

Các nhà lãnh đạo cho biết đã cân nhắc một loạt các công nghệ và phương pháp tiếp cận rõ ràng, bao gồm các thành phố thông minh, hệ sinh thái và phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, theo AP.

Ngoài ra, Hội nghị G20 luôn tìm cách thể hiện một mặt trận thống nhất trong việc thúc đẩy các thị trường mở và kêu gọi các chính sách thông minh để chống lại các mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Nhưng các vấn đề như chủ nghĩa bảo hộ và di cư đang làm căng thẳng các nỗ lực nhằm củng cố sự đồng thuận thông thường.

Tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka lần này không nhằm mục đích bảo hộ mà là lời kêu gọi thị trường tự do, công bằng, không phân biệt đối xử và cởi mở.

Tổng thống Trump là tâm điểm của hội nghị

Phần lớn sự chú ý của hội nghị đều tập trung vào Tổng thống Donald Trump.

Sáng ngày 29-6, ông Trump đã gây xôn xao khi đăng trên Twitter rằng mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Khu phi quân sự liên Triều vào ngày 30-6 “chỉ để bắt tay và nói Xin chào”.

Ông Trump bày tỏ muốn bắt tay và nói "Xin chào" với ông Kim tại khu phi quân sự liên Triều. Ảnh: Twitter

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui đã trả lời báo giới rằng đó là một gợi ý rất thú vị, và cuộc gặp (nếu có) sẽ đóng vai trò là "một dịp có ý nghĩa khác để làm sâu sắc thêm quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo và thúc đẩy quan hệ song phương".

Bà nói rằng Triều Tiên vẫn chưa nhận được đề nghị chính thức cho cuộc họp từ phía Mỹ, theo AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc gặp song phương ngày 29-6. Ảnh: AP

Ngoài ra, có vẻ như ông Trump thấy mình khác biệt với các nhà lãnh đạo khác trong hội nghị lần này.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm kiếm sự hỗ trợ để bảo vệ các hiệp định thương mại toàn cầu chống lại lập trường đánh thuế của Mỹ trong các cuộc tụ họp như G-20.

Cuối cùng, sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán đã trở lại đúng hướng.

Cuộc họp song phương Mỹ-Trung trong khuôn khổ Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS

Ông Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, và Trung Quốc dự định mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Tân Hoa Xã cho biết ông Tập và ông Trump đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu họ đã vượt qua những trở ngại làm cho cuộc đàm phán trước đó bị đình trệ.

Ngoài ra, ông Trump đã đưa ra quan điểm về việc trao quyền cho phụ nữ trong cuộc họp sáng ngày 29-6, nơi cố vấn cũng là con gái ông, Ivanka Trump, có bài phát biểu.

Từ trái qua: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Cố vấn Ivanka Trump và Tổng thống Donald Trump tại sự kiện phát huy vai trò nữ quyền. Ảnh: AP

Bà Ivanka Trumo lưu ý rằng nền kinh tế thế giới đến năm 2025 sẽ tăng tới 28 nghìn tỉ USD nếu phụ nữ bước chân vào một nền kinh tế bình đẳng, và đề cập đến việc cải thiện vị thế phụ nữ như là "chính sách kinh tế và quốc phòng thông minh".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm