Ghi nhận đầu tiên về thiên thạch ngoài hệ mặt trời va vào TĐ

Đài CNN đưa tin, theo hiểu biết hiện nay, hầu như tất cả các thiên thạch va vào Trái đất đều bắt nguồn từ hệ mặt trời vì được cấu tạo từ cùng một loại vật liệu tạo ra hệ mặt trời, Tiến sĩ Abraham Loeb, Chủ tịch Khoa Thiên văn học tại Đại học Harvard, giải thích.

Tiến sĩ Loeb và đồng tác giả Amir Siraj đã nghiên cứu vận tốc của các vật thể đi vào bầu khí quyển Trái Đất, để phỏng đoán liệu vật thể có nằm trong quỹ đạo hệ mặt trời của chúng ta hay không.

Theo đó, hai nhà khoa học đã khẳng định thiên thạch va vào Trái Đất năm 2014 có nguồn gốc bên ngoài hệ mặt trời và đã phải mất hàng trăm triệu năm để vượt qua dải Ngân Hà.

Ảnh minh họa. Nguồn: INTERNET

Tuy rằng kích thước của vật thể tương đối nhỏ (chỉ rộng hơn 0,4m) nhưng về mặt lý thuyết, các thiên thạch có thể mang sự sống mới từ các hệ mặt trời khác trong dải Ngân hà đến Trái đất.

Một số loại vi khuẩn, hoặc tardigrades (một loài động vật sống dưới nước siêu nhỏ) có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ.

Nghiên cứu chỉ ra thiên thạch va vào Trái Đất năm 2014 là lần đầu tiên con người nhận biết được một vật thể đến từ hệ mặt trời khác trong dải Ngân hà.

Cũng theo nghiên cứu này, có thể có hàng triệu vật thể từ các hệ mặt trời khác đang trôi nổi xung quanh hệ mặt trời của chúng ta, chờ được con người khám phá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm