Chuyên gia Nga: Lộ trình tiêm vaccine COVID-19 Nga là 2 lần

Theo hãng tin Sputnik ngày 11-8, Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga được cho đã phát triển thành công vaccine COVID-19 mang tên Spunik V. Ngày 10-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết loại vaccine này đã được Bộ Y tế Nga chứng nhận và sẵn sàng đưa vào sản xuất đại trà. Nếu mọi việc diễn ra như lời ông Putin nói thì Nga sẽ là nước sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và phương tiện truyền thông đều nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng Nga không đưa ra đủ các dữ kiện y tế liên quan đến việc thử nghiệm vaccine lên người. Chỉ có một nhóm nhỏ 76 người thử vaccine, con số này chưa tính các tình nguyện viên thử nghiệm vaccine lên cơ thể là những thành viên trực tiếp nghiên cứu, chế tạo vaccine của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya.

Nghiên cứu vaccine tại Viện nghiên cứu Gamaleya. Ảnh: ALEXANDER ZEMLIANICHENKO JR./RUSSIAN DIRECT INVESTMENT FUND, VIA ASSOCIATED PRESS/NYTIMES

Phó khoa Gây mê Hồi sức Sergei Tsarenko của bệnh viện Moscow City 52 cho biết cách tốt nhất để giảm thiểu tử vong là cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật. Ông tin tưởng vaccine được Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya phát triển là hiệu quả và an toàn.

Ông  Tsarenko giải thích vaccine Spunik V về cơ bản có hai thành phần. Thứ nhất là adenovirus vô hại – loại virus gây viêm đường hô hấp và tổn hại nhiều cơ quan khác như viêm kết mạc, viêm dạ dày. Thành phần này đóng vai trò như “bệ phóng” để chuyển đi thành phần thứ hai là một đoạn gen của virus corona, nói các khác là đưa “trạm không gian” vào cơ thể người. Bằng cách này cơ thể người sẽ tạo ra kháng thể ngắn hạn và cần tiếp tục với mũi tiêm thứ hai. 

Ông nói: “Để tạo ra khả năng miễn dịch dài hạn hơn, “trạm không gian” tương tự với “bệ phóng” khác phải được đưa vào cơ thể người sau lần tiêm thứ nhất ba tuần. Kết quả là cơ thể không tạo ra kháng thể mạnh đối với một trong hai loại virus, mà sẽ tạo được một màn chắn hiệu quả để chống lại virus SARS-CoV-2.”

Đây được gọi là phương pháp vector. Phương pháp này được Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya phát triển trước đây và áp dụng để chế tạo ra nhiều loại vaccine như vaccine chống lại Ebola hay MERS.

Nói đến khả năng nhiễm COVID-19 giữa hai lần tiêm, ông Tsarenko tin rằng suy yếu thể trạng trong quá trình hình thành kháng thể chỉ nghe đáng sợ đối với những người không làm nghề y.

Ông Tsarenko cho rằng vaccine Spunik V đang được giới truyền thông đón nhận một cách tiêu cực. Ông cũng nghi ngờ các “chuyên gia độc lập” – những người đang đặt ra quá nhiều nghi vấn đối với vaccine COVID-19 của Nga - có nhận "nguồn tài trợ" để đặt ra các nghi vấn này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm