Cập nhật COVID-19 ở châu Âu: Ý 52 người chết, EU báo động cao

Số ca tử vong vì COVID-19 ở Ý đã tăng từ 34 lên 52 vào ngày 2-3, được xác nhận là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu khi đã có 2.036 người nhiễm.

Số ca nhiễm tăng nhanh từ 1.694 ca vào hôm 2-3 lên 2.036 ca vào hôm nay. Trong số này, 149 ca đã hồi phục. Khu vực Lombardy, gần thủ đô tài chính Milan của Ý, cho đến nay là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 38 người tử vong.

Khách du lịch rải rác tại Đấu trường La Mã ở Rome khi ngành du lịch của Ý bị ảnh hưởng do virus COVID-19. Ảnh: REUTERS

Toàn bộ thành viên chính quyền khu vực Lombardy, của Ý được biết sẽ phải làm xét nghiệm sau khi ủy viên Hội đồng phát triển kinh tế khu vực Lombarday Alessandro Mattinzoli, 60 tuổi bị nhiễm bệnh. Tuần trước, thống đốc Lombardy  Attilio Fontana cho biết ông sẽ tự cách ly.

EU tăng mức độ rủi ro từ trung bình lên cấp cao

Cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Liên minh châu Âu đã tăng mức độ rủi ro của virus COVID-19 từ trung bình đến cao sau khi số ca tử vong ở Ý tăng nhanh, báo South China Morning Post dẫn lời Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen hôm 2-3.

Khách du lịch đeo khẩu trang đến thăm Nhà thờ Milan ở Ý. Ảnh: AFP

Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã nâng mức cảnh báo từ trung bình đến cao đối với các nước trong khối liên minh châu Âu, cũng như nói rằng sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về dịch bệnh này mỗi ngày cho người dân.

Theo Ủy viên Y tế của EU - Stella Kyriakides - hiện có 18 nước thành viên thuộc EU có công dân nhiễm bệnh. Châu Âu hiện vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như Trung Quốc nhưng một số quốc gia thành viên đã bắt đầu bùng phát dịch bệnh.

Bồ Đào Nha đã báo cáo trường hợp nhiễm virus COVID-19 đầu tiên ở nước này hôm 2-3. Bệnh nhân là một bác sĩ 60 tuổi, sống ở thành phố Porto và hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định, Bộ trưởng Bộ Y tế Marta Temido của nước này cho biết. Một trường hợp nghi nhiễm khác vẫn đang được theo dõi. Người này 33 tuổi trở về từ thành phố Valencia của Tây Ban Nha.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua Nhà thờ St Louis ở Rome. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Bộ Y tế của Bồ Đào Nha cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh như Italy, nhưng nước này đang chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa tốt hơn.

Ở Đức, số ca nhiễm đã lên đến 150 ca, với 20 ca mới được ghi nhận, theo thống kê từ viện kiểm soát bệnh dịch ở Berlin. 

Chính phủ Andorra hôm 2-3 cũng đã công bố trường hợp nhiễm virus COVID-19 đầu tiên ở nước này. Bệnh nhân là một thanh niên 20 tuổi, có triệu chứng nhẹ. Người này từng đến Milan, Ý thời gian gần đây và đã nhập viện điều trị hôm 29-2.

Một công dân Nga trở về từ Ý cũng được chẩn đoán mắc virus COVID-19, hãng tin RIA dẫn lời Bộ Y tế Nga cho biết hôm 2-3. Ba công dân Nga khác bị nhiễm COVID-19, trở về từ tàu du lịch Diamond Princess ở Nhật Bản cũng đang được điều trị ở Nga sau khi về nước. Hai người Trung Quốc trước đó bị nhiễm đã được điều trị và đã hồi phục.

Tại Pháp, hội chợ sách Paris, sự kiện thường niên lớn nhất của ngành xuất bản Pháp, đã bị hủy do sợ lây nhiễm virus COVID-19. Sự việc có ảnh hưởng đến hơn 5.000 người. Các nhà tổ chức cho biết hội chợ dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3, thường thu hút hơn 160.000 du khách đến tham quan.

Tại Anh, thêm bốn người dương tính với nCoV, nâng tổng số trường hợp lây nhiễm lên 40. Bốn bệnh nhân đến từ Hertfordshire, Devon và Kent, sau khi di chuyển đến Italy đã trở về Anh.

Ủy viên kinh tế của EU, cho biết khối này đã sẵn sàng triển khai tất cả biện pháp có thể để giải quyết tác động của sự bùng phát dịch COVID-19 đối với nền kinh tế châu Âu.

Các bộ trưởng Liên minh châu Âu cũng sẽ thảo luận về các phản ứng có thể xảy ra đối với sự bùng phát của virus COVID-19 trong các cuộc họp bất thường trong tuần này.

Tính đến trưa 3-3, theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc trên South China Morning Post, trên thế giới đã có 90.899 ca lây nhiễm tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong tính đến nay là 3.116 và có 48.002 ca bình phục. 

WHO: Không có bằng chứng Iran che đậy dịch COVID-19
WHO: Không có bằng chứng Iran che đậy dịch COVID-19
(PLO)- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các cơ chế mà họ sử dụng để theo dõi hoạt động của các quốc gia khác nhau trong việc xử lý dịch COVID-19 không cho thấy bất kỳ sự che đậy nào của chính phủ Iran liên quan đến cuộc khủng hoảng này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm