Sự cao tay của Putin trong quan hệ Iran và phương Tây

Cuộc thỏa thuận không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà còn là một chuỗi các bước đi chiến thuật phức tạp mà Nga đã thực hiện nhằm đưa phương Tây và Iran tới gần bàn đàm phán hơn.
Theo ông Didier, về mặt kinh tế Moscow sẽ thiết lập thành công mối quan hệ thương mại và kinh tế với Tehran sau khi bán ra hệ thống tên lửa S-300.

Đây là một quyết định khôn ngoan của Nga, bởi vì thị trường buôn bán vũ khí của Iran có thể sẽ hoạt động trở lại sau khi nhóm P5+1 và nước này tiến tới đàm phán hạt nhân giai đoạn cuối vào tháng 6 tới.

Hệ thống tên lửa phòng thủ Nga

Khi hoàn tất việc buôn bán, Tehran chắc chắn sẽ hiện đại hóa các phần cứng quân sự của nước này, nhất là đối với phần lớn các máy bay lớp MiG-29 từng được xây dựng vào những năm 1970. Ông Didier lập luận, nếu như đối thủ của Iran là Ả rập Xê út trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất vượt qua Ấn Độ vào năm 2014, Tehran sẽ tìm cách bắt kịp tiến độ.
Tehran hiện đang chi ra 40 tỷ đô la để hiện đại hóa quân sự và do đó nước này đang dần trở thành một thị trường cực kỳ “béo bở”.
Năm 2010, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký một nghị định bãi bỏ việc bán tên lửa S-300 cho Iran. Mặc dù có người cho rằng Moscow đang sơ hở điểm yếu và sẵn sàng thực hiện theo yêu cầu từ Washington, nhưng đó chỉ mới là một phần của bước đi đầy tính toán của nước này.
Bằng cách bãi bỏ hợp đồng tên lửa S-300 với Iran vào năm 2010, Moscow đã ép buộc Tehran bước vào đàm thoại và cho thấy rằng một khi đàm phán hạt nhân không diễn ra thì hợp đồng nói trên cũng không khả thi. Nhà khoa học chính trị Pháp lập luận tiếp, điều đó sẽ thúc ép Tehran đối thoại với nhóm P5+1 sau này.
Khi Iran và nhóm P5 + 1 đạt đến một thỏa thuận sơ bộ về đàm phán hạt nhân hồi tháng trước, Moscow đã đảm bảo với Tehran rằng sẽ giữ lời hứa của mình và bắt đầu mở lại việc buôn bán S-300.
Đồng thời, các thỏa thuận vũ khí đã cho phương Tây thấy rằng Moscow không hề quên lãng về mối quan hệ Nga-Iran. Mặt khác, Moscow sẽ hỗ trợ Tehran nếu nước này bị tấn công. Bằng cách đó, Nga đã gửi đi hai thông điệp cho các nhà lãnh đạo phương Tây. Đầu tiên, Nga không đồng ý với chính sách trừng phạt hung hăng và đe dọa đối với Tehran. Thứ hai, phương Tây phải tìm ra một thỏa thuận ngoại giao với Iran.
Nói cách khác, Nga đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hạt nhân mới đây với Iran. Bằng cách tận dụng thỏa thuận S-300, Moscow không chỉ đưa phương Tây và Iran vào bàn đàm phán, mà còn làm cho tất cả các bên làm việc với nhau và cùng đạt tới một thỏa thuận thỏa mãn tất cả lợi ích của các bên, nhà khoa học chính trị kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm