Săn thiên thạch ở Trung Quốc: Hy vọng làm giàu từ đá

Một phần sự hấp dẫn của việc tìm thiên thạch là cảm giác phiêu lưu. Đi đến các khu vực hẻo lánh đòi hỏi phải có thiết bị và kế hoạch nghiêm túc và cả sự hồi hộp khi có thể tìm thấy thứ gì đó thúc đẩy sự hiểu biết của khoa học về hệ mặt trời, theo chia sẻ của một số thợ săn thiên thạch với đài CNN.

Một thợ săn thiên thạch của Trung Quốc. Ảnh: CNN

Các nhà khoa học tìm thấy chất hữu cơ liên quan đến nước, nguồn gốc của sự sống, trong các thiên thạch "Zag và Monahans" đã rơi xuống Texas và Morocco năm 1998, làm tăng khả năng có sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ phức tạp trong không gian.

Tuy nhiên, đối với nhiều thợ săn thiên thạch, động lực cơ bản nhất là tiền.

Sau khi một quả cầu lửa được nhìn thấy bay vút qua bầu trời gần biên giới Myanmar và Lào vào năm 2018, những người săn thiên thạch đã chạy đến khu vực này, trang bị máy dò kim loại của họ và hy vọng sẽ trở nên giàu có.

Khi nhận được tin khoảng 200 thiên thạch đã đổ xuống một ngôi làng nhỏ ở Xishuangbanna vùng biên giới của Trung Quốc giáp với Lào và Myanmar, các thợ săn đã ồ ạt kéo đến đông đến mức chính quyền địa phương đưa ra thông báo kêu gọi bình tĩnh.

Các thiên thạch được quảng cáo trực tuyến với mức giá 50.000 nhân dân tệ (7.800 USD) một gram.

Theo ông Xu Weibiao, một chuyên gia về thiên thạch từ Đài thiên văn Núi Tím (Purple Mountain Observatory - PMO) ở Nam Kinh, nói rằng các thiên thạch có thể bán được nhiều hơn thế, trên 10.000 USD mỗi gram.

"Sự hiếm có của thiên thạch quyết định giá trị thị trường của nó" - ông Xu nói. "Ngoại trừ những người thực sự biết thiên thạch và tầm quan trọng của nó, hầu hết người mua là người bình thường và thiên thạch của họ là giả".

Theo NASA, khoảng 44 tấn thiên thạch rơi xuống Trái đất mỗi ngày. Hầu hết bị đốt cháy trong bầu khí quyển, chỉ một số ít đáp xuống bề mặt trái đất.

A meteorite specimen displayed in a showroom in Urumqi, in Xinjiang, China, on September 19, 2014.

Một mẫu thiên thạch rơi xuống Trái đất. Ảnh: GETTY

Khi đánh giá các thiên thạch, các chuyên gia dựa trên hai đặc điểm khiến chúng khác với đá thông thường: Một lớp vỏ hợp nhất và regmaglypts. Regmaglypts là những lỗ hổng trên bề mặt của một thiên thạch, được tạo ra bởi ma sát khi thiên thạch đi qua bầu khí quyển.

Lớp vỏ hợp nhất là lớp vỏ sẫm màu bao quanh một thiên thạch. Khi một thiên thạch di chuyển qua bầu khí quyển, nó làm cho không khí xung quanh bị nén lại. Khí nén có nhiệt độ cao làm tan chảy các lớp bên ngoài của thiên thạch, lớp đó nguội đi tạo thành lớp vỏ hợp nhất.

Theo ông Xu, hạt bụi là yếu tố quý giá nhất của bất kỳ thiên thạch nào. Các đồng vị khác nhau trong các thành phần hóa học của hạt bụi chứa thông tin về cách các ngôi sao tiến hóa.

Các thiên thạch sắt được cấu tạo gần như hoàn toàn bằng hợp kim niken-sắt. Chúng chiếm ít hơn 5% lượng thiên thạch rơi xuống nhưng trọng lượng của chúng nặng hơn nhiều so với đá bình thường và bao bọc bên ngoài bằng kim loại sáng bóng.

Hầu hết các thiên thạch sắt được cho là có nguồn gốc từ lõi của các tiểu hành tinh lớn nằm xung quanh vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, cách Mặt Trời khoảng 400 triệu km. Những tiểu hành tinh đó được cho là tàn dư của việc hệ mặt trời của chúng ta được tạo ra khoảng 4,6 tỉ năm trước, đó là lý do tại sao chúng rất có giá trị và quan trọng đối với nghiên cứu khoa học về nguồn gốc ban đầu của chúng ta.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm