Sân bay Bắc Kinh mới sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt

Sân bay 12 tỉ đô Mỹ mới được xây dựng ở Bắc Kinh sẽ được lắp đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt, phục vụ công tác kiểm tra an ninh và xuất nhập cảnh, theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).

Sân bay mới do kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Zaha Hadid thiết kế, cách trung tâm Bắc Kinh 50 km về phía Nam, sức đón khoảng 100 triệu khách mỗi năm, được xây dựng để giảm tắc nghẽn cho sân bay hiện tại nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Trung Quốc. Ngoài ra, sân bay này cũng sẽ phục vụ cho đặc khu kinh tế mới Tân Sơn ở tỉnh lân cận Hà Bắc.

Sân bay Bắc Kinh mới với kinh phí 12 tỉ đô Mỹ đang được xây dựng. Ảnh: BLOOMBERG

Sân bay Bắc Kinh mới với kinh phí 12 tỉ đô Mỹ đang được xây dựng. Ảnh: BLOOMBERG

Theo công nghệ nhận diện khuôn mặt, các máy quay an ninh sân bay sẽ đối chiếu ngoại hình của người dùng với dữ liệu trên căn cước công dân, từ đó nhận diện danh tính của họ. Công nghệ này cũng sẽ ghi nhớ dữ liệu người dùng và hành lý cá nhân, giúp dễ dàng theo dõi và đánh giá rủi ro an ninh của những hành lý vô chủ.

Nhận diện khuôn mặt sử dụng các ứng dụng sinh trắc học máy tính để nhận diện một cá thể từ kho dữ liệu hình ảnh kỹ thuật số. Hiện nay công nghệ này đang được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để nhận diện từ tội phạm cho đến những người xâm nhập bất hợp pháp vào các khu dân cư cao cấp.

Một cảnh sát đang mang kính thông minh có chức năng nhận diện khuôn mặt tại một ga tàu hỏa ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Một cảnh sát đang mang kính thông minh có chức năng nhận diện khuôn mặt tại một ga tàu hỏa ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Hiện hai công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc là Yitu và SenseTime đang dự thầu cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cho sân bay Bắc Kinh mới.

Yitu là công ty đã lắp đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt tại sân bay Bắc Kinh hiện tại. Gần đây công ty này vừa mở một văn phòng ở Singapore, chuẩn bị xuất khẩu công nghệ sang khu vực Đông Nam Á và các nước khác. Yitu đã ký nhiều hợp đồng với các trung tâm viễn thông, máy tính và đại học công nghệ ở Singapore và cung cấp camera nhận diện khuôn mặt gắn trên cơ thể cho cảnh sát Malaysia.

SenseTime do một nhóm học giả của ĐH Hong Kong thành lập, là công ty khởi nghiệp nhận tài trợ nhiều nhất Trung Quốc, tới 1,6 tỉ đô Mỹ vào tháng 6 năm nay. SenseTime cũng đang thử công nghệ nhận diện khuôn mặt tại một khu vực giới hạn ở sân bay Bắc Kinh hiện tại.

Người dùng đang trải nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt tại một booth công nghệ Face++ ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) năm 2017. Ảnh: REUTERS

Người dùng đang trải nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt tại một khu vực trưng bày hàng công nghệ Face++ ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) năm 2017. Ảnh: REUTERS

Tại Mỹ, nhận diện khuôn mặt là chủ đề tranh cãi. Các nhóm ủng hộ nhân quyền nước này phản đối kịch liệt việc Tập đoàn Amazon bán phần mềm nhận diện khuôn mặt cho các cơ quan thực thi pháp luật của chính phủ.

Thị trường công nghệ nhận diện khuôn mặt toàn cầu sẽ đạt 6,5 tỉ đôla Mỹ vào năm 2021 và lên đến 2,3 tỉ đôla Mỹ vào năm 2026, theo dự đoán gần nhất của Technavio - công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm