Nga ‘giành’ hợp đồng tàu quân sự từ tay Ukraine

Trước đó, trang tin Vzglyad (Nga) đã từng dẫn lại thông tin với tiêu đề “Nga “giành giật” hợp đồng tàu đổ bộ lớp Zubr với Trung Quốc từ tay Ukraine”. Vào lúc ban đầu, hợp đồng đã được ký kết giữa Trung Quốc và Ukraine.
Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga, các chiếc LCAC lớp Zubr đã được xây dựng tại xưởng đóng tàu Feodosiya ở Ukraine dưới sự đồng thuận của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Thế nhưng, tập đoàn Rosoboronexport của Nga sắp tới sẽ “thay mặt” Ukraine để chịu trách nhiệm cho thương vụ này.

Trang mạng Vzglyad cho hay, Ukraine không hề sở hữu độc quyền trong việc xây dựng và bán các tàu đệm khí này, bởi công nghệ chế tạo ra chúng thuộc về Nga. Do đó, để tránh chính quyền Moscow phản đối, Kiev đã tiến hành một chút sửa đổi đối với con tàu và đổi tên dự án thành Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, 958 từ Dự án 958. Theo đó, vào mùa xuân năm ngoái, Ukraine đã sản xuất hai chiếc tàu đệm sang Trung Quốc.

Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr thế hệ mới của Nga

Ông Vassily Kashin, hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow đã công bố trước giới truyền thông Nga rằng trong thời gian trước đó, Nga đã từng đàm phán về vụ mua bán và giá cả của các chiếc tàu đổ bộ đệm khí với Trung Quốc. Tuy nhiên, Moscow muốn tiến tới một thương vụ lớn hơn cả về giá cả lẫn số lượng, khiến cho Trung Quốc “quay lưng” lại để mua tàu tại Ukraine với giá thành rẻ hơn. 

Ông Kashin cho biết, phía Nga đã bảo mật rất kĩ các thông tin điều khoản trong thương vụ Zubr, nhưng những thỏa thuận liên quan tới việc hợp tác đóng tàu đã được tiết lộ ra bên ngoài. Có nhiều khả năng Bắc kinh sẽ còn cho đóng thêm hàng loạt lớp tàu LCAC này để tăng cường sức mạnh quân sự.

Trong cuộc phỏng vấn với Global Times, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc Li Jie khẳng định, thông tin từ bài báo đưa ra là khá chính xác mặc dù hai nước vẫn còn chưa chính thức xác nhận thương vụ này. Ông nhấn mạnh rằng, bất kể tình hình giữa Nga và Ukraine có thay đổi như thế nào, thì Trung Quốc cũng không để vụ việc ảnh hưởng tới việc nhập khẩu các thiết bị và công nghệ vào nước này. 

 Tàu đổ bộ đệm khí LCAC lớp Zubr tại xưởng tàu Nga

 Về vấn đề sở hữu bản quyền các chiếc tàu đổ bộ lớp Zubr, bất kể con tàu có nguồn gốc từ quốc gia nào hay tên gọi là gì, Trung Quốc vẫn hướng tới việc phải có được một hạm đội tàu đổ bộ đệm khí, theo chuyên gia Li Jie cho hay.

Zubr là lớp tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới và nó có thể đạt tốc độ đến 60 hải lý, với khoang tàu lớn có thể chứa 500 binh sĩ, 3 chiếc xe tăng và 10 phương tiện chiến đấu trên bộ. Theo ông Li, LCAC lớp Zubr là tàu đổ bộ tốt nhất trên thế giới, vì chúng có thể mang theo tải trọng lớn vượt xa các tàu đệm khí cùng loại của Mỹ. Trong tương lai, Trung Quốc có thể đưa các lớp tàu đổ bộ đệm khí này vào vùng biển Hoa Đông và vùng Biển Đông tác chiến.
Trước đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nga và Ukraine đã từng xảy ra mâu thuẫn về thỏa thuận đóng 4 tàu Zubr do Ukraine ký kết với Trung Quốc năm 2009. 
Ukrspetsexport, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Ukraine, hy vọng rằng họ sẽ nhận lại số tiền 14 triệu USD còn lại theo bản hợp đồng. Ngược lại, phía Moscow cho rằng, số tiền này cần phải được trả trực tiếp cho nhà máy Feodosiya nằm trên bán đảo Crimea, giờ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga.
Trong khi đó, Trung Quốc muốn hoàn lại số tiền còn dư trực tiếp cho nhà máy ở Crimea, bởi ngay cả chính quyền Ukraine cũng đã đánh mất khả năng đóng các tàu đệm khí này sau cuộc khủng hoảng Crimea. Đồng thời Bắc Kinh chỉ có thể nhận được công nghệ, dịch vụ bảo dưỡng và huấn luyện mà nước này cần từ nhà máy đóng tàu của Crimea.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm