Mỹ thử vũ khí siêu thanh thất bại

Tuy nhiên, theo các thông tin công khai, vụ thử trên đã thất bại khi tên lửa mang AHW phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng. Rất may vụ việc không làm các chuyên gia phát triển dự án bị thương.

Tên lửa Falcon HTV-2.

Tên lửa Falcon HTV-2.

Vụ thử AHW nói trên được thực hiện từ bãi thử trên đảo Kadiak, ngoài khơi bang Alaska. Mục tiêu dự kiến của nguyên mẫu AHW tham gia phóng thử là bãi thử trên đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương sau khi vượt qua quãng đường 6.200km trong vòng 30 phút. Theo Lầu Năm góc, ngay sau khi rời bệ phóng, chuyên gia đã phát hiện tên lửa hoạt động bất thường nên buộc phải ra lệnh cho nó tự hủy.

Nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

Quá trình phát triển AHW là một phần trong chiến lược tấn công nhanh tới bất kỳ vị trí nào trên toàn cầu trong vòng 60 phút của Lầu Năm góc. Từ các thông tin công khai, tầm bắn của AHW ngắn hơn nhiều so với nguyên mẫu tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2 cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Trong lần thử nghiệm mới đây nhất, chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, HTV-2 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 27.000km với tốc độ bay lên tới 23.000km/giờ.

Được biết, vụ phóng thử AHW được thực hiện vào ngày 17-11-2011. Thông tin về vụ thử trên không được công bố, nhưng theo một số thông tin rò rỉ từ Lầu Năm góc, AHW được tên lửa đẩy đưa ra ngoại vi tầng khí quyển từ quần đảo Hawaii. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, AHW chủ động hệ thống lái tự thân để đạt tốc độ siêu thành "tấn công" bãi thử Kwajalein cách đó 4.000km về phía Tây Nam.

Mặc dù, Lầu Năm góc phân loại AHW là một loại bom lượn, nhưng nó lại mang nhiều đặc điểm của tên lửa với khả năng tự cơ động và điều chỉnh quỹ đạo bay. Ở giai đoạn hiện tại, các thử nghiệm của AHW là để đánh giá và hoàn thiện khả năng cơ động và hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao của nguyên mẫu.

Theo Tuấn Sơn (QĐND / Lenta, Defence News) 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm