Hải quân Nga tiếp nhận "chiến binh" cá heo

Cần nhấn mạnh rằng, Hải quân Xô Viết đã có chương trình huấn luyện động vật biển cho các nhiệm vụ quân sự tại Crimea. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, các chương trình trên đã bị tạm dừng và chỉ được nối lại từ năm 2012. Trước khi bán đảo Crimea sát nhập vào Nga, chương trình huấn luyện động vật biển làm nhiệm vụ chiến đấu được thực hiện theo yêu cầu của Hải quân Ukraine.
Một "chiến binh" cá heo.

Một "chiến binh" cá heo.

Theo đó, Ukraine theo đuổi chương trình huấn luyện cá heo phát hiện mục tiêu dưới nước bằng sóng âm và truyền tín hiệu cho đơn vị chỉ huy. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, Bộ Quốc phòng Ukraine đã phải tạm dừng chương trình trên.

Hiện, Viện Hải dương học Sevastopol là trung tâm huấn luyện động vật biển lớn thứ 2 thế giới sau trung tâm ở thành phố San Diego (Mỹ) và đang phát triển các thiết bị hỗ trợ chiến đấu cho động vật biển để công tác huấn luyện và hoạt động của “những chiến binh loại này” đạt hiệu quả cao hơn.

Trong tương lai, "chiến binh" cá heo của Hải quân Nga sẽ được dùng trong nhiệm vụ: Tuần tra căn cứ dưới nước, ngăn chặn người nhái đối phương; phát hiện mìn, ngư lôi và trang bị vũ khí có thể hoạt động dưới nước. Đáng chú ý là “súng trường” trang bị cho cá heo. Khác với các loại súng thông thường, vũ khí của cá heo hoạt động khi nó va chạm vào đối tượng. Điều đó có nghĩa, thay vì bóp cò như súng thường, cá heo sẽ lao thẳng vào phía mục tiêu, tạo ra va chạm và kích hoạt khối thuốc nổ ở súng. Đây là phương pháp tấn công lợi dụng bản năng của cá heo là lao thẳng vào kẻ thù khi gặp nguy hiểm.

Một "chiến binh" cá heo với vũ khí trên mình có thể là “phương tiện” hiệu quả để tiêu diệt người nhái tinh nhuệ của đối phương.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Trung tâm Huấn luyện cá heo Hải quân Mỹ, việc huấn luyện loài cá này rất khó khăn đối với chủng mục tiêu đa dạng, chính vì thế các heo chỉ được dùng trong các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

PHAN PHƯỢNG- QĐND Online (theo Lenta)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm