Hai khu trục hạm Nhật Bản mang vũ khí tối tân cập cảng Tiên Sa

Sáng 16-4, hai khu trục hạm KIRISAME và ASAYUKI do Đại tá Sugimoto Masaharu (Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản) làm Trưởng đoàn cùng gần 500 sĩ quan, thủy thủ đoàn trên tàu đã cập cảng Tiên Sa bắt đầu chuyến thăm TP Đà Nẵng và giao lưu huấn luyện với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Dự kiến ngày 19-4, hai tàu sẽ kết thúc chuyến thăm.

Hai khu trục hạm Nhật Bản chính thức cập cảng Tiên Sa thăm TP Đà Nẵng và giao lưu huấn luyện chung với Hải quân Nhân dân Việt Nam - LÊ PHI

Chuyến thăm nhằm góp phần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa lực lượng Hải quân hai nước. Xuất phát từ mối quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa quân đội hai nước, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ thường xuyên cử các tàu đến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng nhằm thực hiện các thỏa thuận của Bộ Quốc phòng hai nước. Trong chuyến thăm này, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức trao đổi chuyên môn huấn luyện chung về thông tin liên lạc và vận động đội hình với Hải quân Nhân dân Việt Nam; giao lưu thi đấu thể thao với cán bộ, chiến sỹ Vùng 3 Hải quân…

Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ thường xuyên cử các tàu đến thăm Đà Nẵng - LÊ PHI

Được biết, khu trục hạm KIRISAME do trung tá Kazushi Yokota làm thuyền trưởng, khu trục hạm này có trọng lượng 4.550 tấn, dài 151 mét, rộng 17,5 mét, tốc độ 30 hải lý/giờ. Được biết, tàu có 260 người gồm thủy thủ và sĩ quan.

Lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản vừa cập cảng Tiên Sa vào sáng 16-4 - LÊ PHI

Đây là tàu khu trục được trang bị hệ thống vũ khí hết sức hiện đại với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tổ hợp vũ khí đánh gần, tổ hợp tên lửa đối hạm, một pháo 76mm, hai tổ hợp phóng ngư lôi và được trang bị trực thăng SH-60K. Trong khi đó, khu trục hạm SAYUKI có trọng lượng 3.050 tấn, dài 130 mét, rộng 13,6 mét với quân số biên chế 200 người. Khu trục hạm này cũng được trang bị vũ khí hạng nặng tối tân như: hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tổ hợp vũ khí đánh gần, tổ hợp vũ khí phòng không tầm thấp, tổ hợp tên lửa đối hạm, tổ hợp tên lửa chống ngầm, hai tổ phóng ngư lôi, một pháo 76mm và trực thăng SH-60J.

Trước đó, ngày 6 đến 10-4 Khu trục hạm USS Fitzgerald (DDG 62) và chiến hạm hiện đại bậc nhất Hải quân Hoa Kỳ mang tên USS Fort Worth thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) cũng đã có các hoạt động giao lưu huấn luyện với Hải quân Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.