Ấn Độ ‘cảnh báo’ Trung Quốc bằng dự án hải quân 61 tỉ USD

Kadmatt được trang bị công nghệ phát hiện và tiêu diệt các “con mồi” dưới nước. Đây là chiếc thứ 2 trong số 4 tàu chiến thuộc lực lượng chống ngầm đầu tiên của Ấn Độ. Đây là một phần trong gói 61 tỷ USD phục vụ mở rộng gấp rưỡi lực lượng hải quân trong vòng 12 năm.
Sự rót tiền bạo tay lần này của Ấn Độ chủ yếu nhằm ngăn chặn tham vọng củng cố sự hiện diện của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, một mục đích khác nữa là hướng tới chuyển hóa ngành công nghệ đóng tàu chiến của nước này thành một trụ cột xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của cả khu vực. Trong đó có cả đối tác các nước đối tác của Mỹ tại châu Á đang quan ngại trước sự bành trướng thù địch của Trung Quốc.

“Hoạt động củng cố lực lượng hải quân của Ấn Độ được tiến hành trong bối cảnh Ấn Độ xích gần về phía Mỹ và đồng minh để đối kháng Trung Quốc”, ông David Brewster, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Đại học quốc gia Úc, nhận xét.

Kadmatt là chiếc thứ 2 trong số 4 tàu chiến thuộc lực lượng chống ngầm đầu tiên của Ấn Độ (Ảnh: Reuters)

“Ấn Độ muốn chứng minh Bắc Kinh không thể tự tung tự tác tại Nam Á mà không gặp trở ngại gì, và Delhi hoàn toàn có khả năng ‘chơi’ ở khu vực sân nhà của Trung Quốc”, ông cho biết.

Hạm đội 7 của Mỹ đã tuần tra vùng biển châu Á kể từ Thế chiến II và hiện đang chống lưng quá trình mở rộng của hải quân Ấn Độ.
Trong chuyến thăm vào tháng 1-2015 tới New Delhi, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ tìm cách để hai nước trao đổi công nghệ tàu sân bay. Hai nước cũng nhấm mạnh tính cấp thiết của việc bảo đảm an ninh hàng hải tại Biển Đông.
Hạm đội của Ấn Độ hiện sở hữu 137 tàu, chưa bằng một nửa so với số lượng 300 tàu của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố có ít nhất 62 tàu ngầm, 4 tàu trong đó có khả năng bắn tên lửa hạt nhân, Lầu Năm Góc ước tính.

Phó Tư lệnh Hải quân Ấn Độ P. Murugesan thừa nhận mục tiêu triển khai bố trí 200 tàu hải quân trước năm 2027 là một kế hoạch đầy tham vọng.

Ấn Độ lên kế hoạch sắm mới ít nhất 100 tàu chiến, trong đó có 2 tàu sân bay và 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng bắn tên lửa hạt nhân. Quốc gia này cũng sẽ đấu thầu tàu ngầm cứu hộ phục vụ hải quân lần đầu tiên trong 4 thập kỷ.

Trong khu vực láng giềng, Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Mauritius và Seychelles, ngỏ lời giúp đỡ Myanmar hiện đại hóa lực lượng hải quân.

Chiến hạm tên lủa dẫn đường INS Mysore (D 60) của Ấn Độ cùng khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Fitzgerald của hải quân Mỹ (phía xa)

Ấn Độ cũng tổ chức tập trận trên biển cùng với Mỹ và Nhật Bản sau đó trong năm này và tổ chức cuộc tập trận đầu tiên giữa nước này với Úc vào tháng 9 tới.

Delhi muốn tự sản xuất tất cả linh kiện của tàu hải quân trước năm 2030, Tư lệnh hải quân RK Dhowan tuyên bố mới đây. Hiện Ấn Độ mới tự cung 30% đầu đạn và bộ phận cảm biến, cùng khoảng 60% hệ thống khai hỏa.
Để làm được điều này, ông Dhowan kêu gọi doanh nghiệp tư nhân cùng chung sức. Mặc dù Ấn Độ có khả năng lắp ráp tàu chiến, nhưng nước này vẫn phải lệ thuộc vào Mỹ, Nga và châu Âu về mặt công nghệ.
“Ấn Độ không có lịch sử sản xuất khí tài quốc phòng quá chói lọi, nhất là phục vụ xuất khẩu. Họ cần tới cả khu vực tư nhân góp sức”, ông Siemon Wezeman, chuyên gia phụ trách các vấn đề châu Á của Viện nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm, nhận xét.
Cuối năm nay, Ấn Độ lên kế hoạch diễn tập hải quân với Mỹ và Ấn Độ, đợt diễn tập đầu tiên với Úc sẽ được triển khai vào tháng Chín.
Trả lời báo chí Ấn Độ, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòngTrung Quốc Yang Yujun cho rằng xung đột là có thể xảy ra nếu Ấn Độ xem các vùng biển lân cận là “sân sau”.
“Ấn Độ muốn nằm quyền lãnh đạo trên Ấn Độ Dương, sau cùng trở thành thế lực hải quân thống lĩnh khu vực. Các động thái phản ánh lập trường mang tính bản năng của nhiều quan chức Delhim cho rằng Ấn Độ Dương nên được hiểu theo nghĩa là đại dương của Ấn Độ”, ông David Brewster nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm