Ấn Độ:

Phóng viên chết khi điều tra nhóm làm bằng giả cho quan chức

Theo AFP, nạn nhân là phóng viên thời sự Akshay Singh đã chết một cách bí ẩn hôm thứ bảy 4-7 khi đang tác nhiệm tại ổ của bọn lừa đảo việc làm bang Madhya Pradesh. Ước tính hơn 44 người liên quan đến băng nhóm này đã chết giữa lúc cảnh sát xếp họ vào diện tình nghi trong hai năm qua.
Trong vòng 24 giờ sau khi nạn nhân là phóng viên thiệt mạng, một trưởng khoa tại trường y cũng thiệt mạng tại một khách sạn Delhi theo cách chết tương tự. Được biết, người này đang hỗ trợ quá trình điều tra.

Thành viên Quốc hội Ấn Độ ông Jitu Patwari cho biết, những tay lừa đảo này có mối liên hệ với những quan chức cấp cao trong chính phủ, thậm chí có liên quan đến lãnh đạo các ban ngành. “Cái chết của 45 người đều do bị sát hại. Vì thế rất cần bắt đầu một cuộc điều tra”.

Phóng viên Akshay Singh chết một cách bí ẩn (Ảnh chụp từ đài CNA)

AFP dẫn vài nguồn tin cho biết đây là đường dây có dính tới giới chóp bu bang Madhya Pradesh. Giới điều tra cho hay một số chính trị gia cấp cao đã cấu kết với một nhóm cò để được cấp bằng đại học-cao đẳng và giấy phép hành nghề giả dưới thời người đứng đầu của bang là Shivraj Singh Chouhan trong giai đoạn 2008-2013.

Theo đợt điều tra đặc biệt do Toà án Tối cao tiến hành, hàng trăm người gian lận bị kết án tù tội, trong đó có cả giám đốc sở giáo dục của bang.Hàng ngàn tờ đơn xét tốt nghiệp của sinh viên buộc phải tạm ngưng công tác xét duyệt, đồng nghĩa rằng cuộc sống của những người tìm việc và sinh viên mới tốt nghiệp sẽ rất khó khăn.
Hiện một vài ý kiến trái chiều cho rằng cuộc điều tra cần tiến hành ở những vùng khác nhằm thể hiện sự công bằng.Tuy nhiên, chính quyền liên bang khẳng định đây là đợt điều tra minh bạch, song họ từ chối chuyển hồ sơ vụ án lên Cục Điều tra Trung Ương.
AFP dẫn lời ông Chouhan cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành đợt điều tra thích hợp liên quan đến vụ việc và không để bất cứ sai phạm nào khuất tất”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các đợt điều tra vụ giết người liên quan đến lừa đảo tuyển dụng công chức đều ở tình trạng “thả nổi”. Một vài nguồn tin cho biết việc chính phủ thiếu minh bạch đã khiến người dân hoài nghi về những cái chết bí ẩn trên đơn thuần là sự trùng hợp hay có kịch bản dựng sẵn hòng bịt đầu mối.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm