Philippines cho Mỹ tăng hiện diện quân sự kiềm chế Trung Quốc

Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) là một thỏa thuận 10 năm, cho phép Mỹ triển khai thêm binh sĩ và tàu chiến tới Philippines, đồng thời Manila sẽ nhận được sự giúp đỡ trong việc xây dựng cơ sở quân sự…Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2014 nhưng không được thực hiện do những thách thức pháp lý.

Phát ngôn viên của Tòa án Tối cao Philippines Theodore Te hôm 12-1 cho biết thỏa thuận này là hợp hiến với số phiếu bầu thuận-chống 10-4, tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Benigno Aquino có quyền ký thỏa thuận và không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Theo người phát ngôn viên, thỏa thuận "là một sự thực thi đơn thuần của pháp luật hiện hành và các điều ước".

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry(giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (phải) có cuộc gặp cùng các quan chức đồng cấp Philippines hôm 12-1. (Ảnh: Dailymail) 

Aquino đã đứng ra đàm phán thỏa thuận nhằm giúp Philippines cải thiện năng lực quân sự của nước này và để Mỹ có sự tiếp cận gần hơn, một phần để chống lại sự hiện diện nhanh chóng của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tuy nhiên, một số nghị sĩ kiến nghị rằng EDCA là vi hiến vì nó khiến chủ quyền của Philippines bị một cường quốc nước ngoài chi phối.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) là một phần trong chiến lược "xoay trục" của ông đến châu Á, bao gồm việc tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. 
Mania từ lâu đã là một đồng minh thân cận của Mỹ và thỏa thuận trên được xem là quan trọng đối với cả hai bên, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng và quyết đoán ở biển Đông.
Tòa án tối cao Manila bỏ phiếu chấp thuận thỏa thuận diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter có cuộc gặp cùng các quan chức đồng cấp Philippines cùng ngày.
"Mối quan hệ chiến lược của chúng ta bắt đầu với một cam kết vững chắc rằng Mỹ có một cam kết "bọc sắt" đối với an ninh của Philippines" – ông Kerry nói khi hoan nghênh quyết định của Philippines. "Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận và hợp tác về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh khu vực như tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở biển Đông", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Kerry.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm