Nhìn lại chiến lược TQ trong 100 ngày tổng thống của ông Biden

Theo nhận định của tờ South China Morning Post, chiến lược Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong gần 100 ngày đầu nhiệm kỳ không khác nhiều so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Song, các nhà phân tích cũng nhận thấy ông Biden sẽ thu hẹp phạm vi của những hạn chế này trong 100 ngày tới và hơn thế nữa để tránh chia rẽ hoàn toàn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, nếu ông Biden nhẹ tay với Trung Quốc, việc này có thể sẽ đổ thêm dầu vào mối quan hệ vốn đã không êm ấm giữa tổng thống và các nghị sĩ quốc hội có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

Ông Joe Biden. Ảnh: THE WASHINGTON POST

100 ngày đầu của ông Biden

Về phía Trung Quốc, chính quyền ông Biden trừng phạt các quan chức Bắc Kinh liên quan vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong; khẳng định rằng việc Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cấu thành "tội diệt chủng"; đưa ra các hướng dẫn mới để tăng cường gắn bó với các quan chức Đài Loan; và thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông.

Về mặt lập pháp, chính quyền ông Biden cũng đã ủng hộ một dự luật của lưỡng đảng nhằm phân bổ 112 tỉ USD cho nghiên cứu công nghệ. Đây được coi là yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra chiến lược đối phó với Trung Quốc theo ba cách là đối đầu, cạnh tranh và hợp tác. Nói về điều này, ông David Dollar - một cựu đặc phái viên Bộ Tài chính Mỹ cho biết 100 ngày đầu tiên của chính quyền ông Biden đã nghiêng về “đối đầu” khi có nhiều chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc.

"Có rất ít bằng chứng về sự hợp tác, trừ việc Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ảo với ông Biden" - ông Dollar viết trong một bài phân tích của Viện chính sách Brookings được đăng trong tuần này.

Phát biểu với các phóng viên về các ưu tiên an ninh quốc gia của ông Biden, một quan chức chính quyền cấp cao giấu tên cho biết chính phủ sẽ "không né tránh các chủ đề khó và giải quyết chúng trực tiếp với Trung Quốc".

"Hơn nữa, chúng tôi cũng sẽ không ngại đưa ra các hành động có ý nghĩa, bao gồm cả việc trừng phạt và các bước khác liên quan những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền như vụ việc đang xảy ra ở Tân Cương" - quan chức này nói.

Sự phản đối của phe Cộng hòa

Tuy nhiên, bất chấp việc ông Biden sẵn sàng duy trì hoặc thậm chí leo thang căng thẳng với Bắc Kinh trên một số lĩnh vực, 100 ngày đầu cầm quyền của ông đã chứng kiến một số nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục cho rằng ông quá thân thiện với Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang South Carolina - ông Lindsey Graham nói với kênh Fox News vào cuối tuần qua: "Ông ấy là một thảm họa về chính sách đối ngoại. Nga và Trung Quốc đang đẩy ông ấy ra khỏi cuộc chơi, vì vậy tôi rất lo lắng".

Các nhân vật Cộng hoà có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, bao gồm các thượng nghị sĩ Ted Cruz ở bang Texas và Rick Scott ở bang Florida đã tìm cách chứng minh chính quyền ông Biden có một cách tiếp cận yếu kém để đối phó với Bắc Kinh. Họ dẫn chứng việc Washington tái gia nhập Hiệp định Paris và yêu cầu ngân sách quân sự của ông Biden để chứng minh lập luận của mình.

Đảng Cộng hòa cũng bày tỏ quan ngại với việc ông Biden cử đặc phái viên khí hậu John Kerry đến Thượng Hải trong tháng này để gặp những người đồng cấp Trung Quốc. Phe này lo ngại Bắc Kinh sẽ tìm kiếm các nhượng bộ để đổi lại các cam kết về khí hậu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm