Nên nhớ 4 điều trước khi nói với trẻ con về "cái chết"

Bà tôi qua đời khi tôi còn là một cậu bé. Tôi nhớ lúc đó tôi chỉ mới 8 tuổi và rối rắm vô cùng. Khi mẹ tôi nói với tôi rằng bà đã lên thiên đàng thì suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là “Làm thế nào mà bà làm được điều đó? Có phải bà bắt xe buýt? Sao chúng ta lại không đưa bà đi?
Khi con bạn phải đối mặt với sự ra đi của một người thân, chúng ta thường lãng tránh nói với chúng về điều đó. Nhưng lời khuyên của tôi là không. Trẻ em có thể hiểu được nhiều hơn chúng ta tưởng khi chúng ta cho chúng sự tin tưởng và thường thì chúng có thể vượt qua điều đó tốt hơn chúng ta. Nếu bạn kết thúc bằng sự im lặng hay tệ hơn là nói dối để lãng tránh thì nó có thể làm cho con bạn bối rối và sợ hãi nhiều hơn so với việc cởi mở ngay từ đầu.
Dưới đây là bốn điều hữu ích mà tôi đúc rút được trong cuộc đời làm mục sư của mình. Nó giúp tôi nói với những đứa con của mình về cái chết.
1. Đừng nói người chết đang...ngủ!

Đối với trẻ em, chúng ta phải nói một cách rõ ràng và trực nghĩa. Nói vòng vo sẽ thường gây ra sự nhầm lẫn (hoặc tệ hơn là nổi sợ hãi và lo lắng không cần thiết). Nói với một đứa trẻ rằng dì Betty đang ngủ có thể khiến cậu bé tự hỏi tại sao dì ấy ngủ mà không thức dậy? 

Thậm chí nó có thể làm cho cậu bé gặp ác mộng và sợ hãi với chính giấc ngủ của mình. Người lớn có xu hướng nói giảm nói tránh khi nhắc tới những nỗi đau, sự mất mát. Chúng ta có thể hiểu những lời ẩn ý đó nhưng trẻ em thì không.

2. Hãy thể hiện cảm xúc thật của mình trước con trẻ

Sẽ không sao nếu cứ để cho những đứa trẻ nhìn thấy bạn khóc. Khi bà nội tôi mất, tôi vẫn còn nhớ cha tôi đã ném cái nêm ra khỏi giường ngủ, quỳ sụp xuống đất và khóc. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông khóc. 

Nó giúp tôi cảm nhận được sự mất mát, nỗi đau. Nó cho tôi biết như thế nào là nổi buồn khi mất đi người thân và phải chấp nhận một sự thật là tôi sẽ không bao giờ được gặp lại bà một lần nữa. 

Bày tỏ cảm xúc trước những đứa trẻ là cách trực quan nhất để chúng hiểu được chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình. Có thể chúng sẽ không hiểu hoàn toàn cái chết là như thế nào nhưng chúng sẽ biết đó là sự đau thương và mất mát.

3. Hãy cảm thông về "một góc nhìn khác" của trẻ con về cái chết 

Một mặt khác, đôi khi chúng ta đáng giá quá cao trình độ nhận thức của con trẻ. Trẻ con có thể thốt ra những câu hỏi ngờ nghệch, đôi lúc có phần thô lỗ về cái chết. Chúng chỉ cố gắng để hiểu "chết là gì?". 

Khi tôi năm tuổi, tôi đi dự đám tang cùng với gia đình, tôi đã nghĩ nó sẽ rất vui. Trong suốt buổi tang lễ, mọi người ngồi một cách buồn rầu và chán nản. Nhưng sau đó, tôi đã được gặp những người dì, người bác, anh em họ và những người khác rất lâu mới có cơ hội gặp lại. 

Sau buổi lễ, chúng tôi đi ăn thân mật cùng nhau như một gia đình. Suy nghĩ có đám tang trong gia đình là một niềm vui có vẻ ngờ nghệch và nhạy cảm nhưng hãy thông cảm cho một đứa trẻ năm hay sáu tuổi. 

Khi trưởng thành, chúng sẽ có được cái nhìn đúng hơn về cái chết và sẽ có những suy nghĩ, hành động phù hợp hơn. Hãy nhớ rằng trẻ em vẫn chỉ là trẻ em.

4. Cân nhắc đưa con đến lễ tang

Đôi khi các bậc cha mẹ lo lắng khi đưa con mình đến những buổi tang lễ vì chúng chưa đủ chính chắn. Nhưng hãy nghĩ rằng đây là lần cuối cùng mà chúng có thể nhìn thấy người thân yêu, nó sẽ giúp chúng tưởng nhớ về người đã khuất. 

Hãy ngồi xuống nói chuyện cùng những đứa trẻ trước khi đến buổi tang lễ, hãy chuẩn bị và cho chúng biết những gì chúng sắp trải nghiệm để mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Dù chúng ta có muốn nói hay không thì cách phản ứng của chúng ta trước sự ra đi của một người thân trong gia đình sẽ tác động đến niềm tin, nổi sợ hãi, sự lo lắng và nghi ngờ của những đứa trẻ. 

Hãy trung thực với con bạn, hãy cho chúng biết khi bạn không có câu trả lời. Tuy nhiên, hãy khuyến khích chúng đặt ra câu hỏi. Có thể cái chết là một điều đáng sợ nhưng sẽ đáng sợ hơn nếu chúng ta không nói về nó.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm