Mỹ thử nghiệm tên lửa mới khẳng định sức mạnh trước Nga, Triều Tiên

Tên lửa không vũ khí Minuteman III đã bay ra khỏi hầm chứa ở căn cứ không quân Vandenberg, California với vận tốc lên tới 24.000 km/giờ và hạ cánh nửa tiếng sau tại vùng mục tiêu cách khu vực gần Kwajalein Atoll ở quần đảo Marshall, Nam Thái Bình Dương 6.500 km.

Robert Work, Bộ phó Bộ Quốc phòng, người đã chứng kiến vụ phóng này, cho biết Mỹ đã thử nghiệm ít nhất 15 lần kể từ tháng 1-2011 để cho thấy vũ khí hạt nhân của Washington hiệu quả và đáng tin cậy như thế nào trước những đối thủ chiến lược như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

“Chúng tôi sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước mình nếu cần thiết”. Điều này càng quan trọng hơn gần đây vì kho vũ khí của Mỹ đã gần tới lúc thay thế và nhiều vụ tai tiếng trong lực lượng hạt nhân hai năm trước làm dấy lên những câu hỏi về khả năng sẵn sàng của nước Mỹ.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg ở California ngày 25-2-2016 (Ảnh: Reuters)

Bộ Quốc phòng đã chi hàng triệu USD vào việc cải thiện điều kiện cho các đội quân chuyên lo tuyển người và duy trì hệ thống hạt nhân, nâng cấp vũ khí. Kế hoạch cải tiến các hệ thống tàu ngầm, hỏa tiễn, đánh bom hạt nhân già cỗi của nước này sẽ tiêu tốn thêm 1,8 tỉ USD trong chi tiêu vũ khí hạt nhân.

Nó cho phép Bộ Năng lượng và Lầu Năm Góc hướng đến một kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng vũ khí nguyên tử dài hạn trị giá 320 tỉ USD trong 10 năm và 1.000 tỉ USD trong 30 năm.

Mỉa mai thay, điều này đi ngược lại nghị trình của Obama trong những năm đầu tiên ở văn phòng tổng thống với trọng tâm là giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào vũ khí nguyên tử.

Ông đã kêu gọi một thế giới hoàn toàn không có vũ khí nguyên tử trong một bài phát biểu ở Praha và sau đó đạt được hiệp ước hạt nhân với Nga. Ông đã nhận được một phần giải Nobel hòa bình cho những nỗ lực trên.

John Isaacs, thành viên hội đồng vì một thế giới sống tốt, một nhóm ủng hộ kiểm soát vũ khí cho rằng kế hoạch của Nhà trắng là không khả thi và không cần thiết.

Các nhà phân tích ở liên đoàn khoa học gia Mỹ và hiệp hội kiểm soát vũ khí cũng cho rằng nỗ lực tái xây dựng lại hệ thống hạt nhân là xa rời thực tế.

Theo các nhóm ủng hộ kiểm soát vũ khí, Nhà Trắng có thể tiết kiệm hàng tỉ USD bằng cách xây dựng một lực lượng ôn hòa hơn khi trì hoãn máy đánh bom tầm xa mới, hủy bỏ tên lửa hành trình được phóng từ máy bay và thực hiện ít tàu ngầm đạn đạo hơn.

Work cho biết Lầu Năm Góc hiểu rõ gánh nặng tài chính. Phòng ban này sẽ cần 18 tỉ USD mỗi năm từ 2021 đến 2035 để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân cùng với hàng tá chi tiêu khổng lồ cho máy bay và các tàu thủy truyền thống khác. Thế hệ quản lý kế tiếp phải giải quyết vấn đề này khi các áp lực chi tiêu không còn bị bỏ qua.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm