Mỹ phát triển 'sở thú đông lạnh' để ngăn tuyệt chủng

Theo kênh truyền hình CNN, ý tưởng trên được đề xuất bởi Giám đốc trung tâm Steven Stice và một cộng sự là Franklin West.

 Nhóm nghiên cứu cũng bảo quản tế bào của báo gấm Moby đã chết vào năm 2013.

Các tế bào sẽ được lấy từ da con vật bằng thủ thuật không xâm lấn. Sau đó, các nhà khoa học sẽ đưa vào đó một loạt gen tái lập trình để chuyển các tế bào này thành dạng tế bào gốc, rồi lại biến đổi chúng thành tinh trùng hoặc trứng.

 Bình đông chứa các nguồn gen động vật quý hiếm.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công trên loài heo và họ rất lạc quan cho thử nghiệm sắp tới trên loài mèo lớn - một loài vật được chọn do các đặc tính sinh học của chúng hiện đã được nắm bắt khá đầy đủ.

 Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu công đoạn trích tế bào từ hổ Jalal - một con hổ giống Sumatra đã chết ở vườn thú năm 2010.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu công đoạn trích tế bào từ hổ Jalal - một con hổ giống Sumatra đã chết ở vườn thú năm 2010 và báo gấm Moby đã chết vào năm 2013. Đích tiếp theo mà các nhà nghiên cứu muốn nhắm đến là loài báo Florida do nguồn gen của chúng đang dần bị thu hẹp.

Các tế bào sẽ được giữ lạnh trong bình khí nitơ lỏng trong khi chờ đợi được tái lập trình thành tế bào gốc. “Sở thú” này sẽ tồn tại được rất lâu vì gen đông lạnh trên lý thuyết có thể được trữ đến 200 năm và nó cũng chẳng tốn nhiều không gian vì chỉ hai chiếc hộp cũng có thể lưu trữ được nguồn gen của cả cộng đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm