Mỹ, Đức ký thỏa thuận không để Nga dùng Nord Stream 2 chống lại Ukraine

Ngày  21-7, Mỹ và Đức đã công bố một thỏa thuận liên quan đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Theo đó, Berlin cam kết sẽ đáp trả bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm sử dụng năng lượng như một vũ khí chống lại Ukraine và các nước Trung và Đông Âu khác, theo hãng tin Reuters.

Thỏa thuận này nhằm giảm thiểu những gì mà giới quan sát coi là mối nguy hiểm chiến lược của "đường ống trị giá 11 tỉ USD đang được xây dựng dưới Biển Baltic để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức" đối với một số nước châu  Âu.

Các công nhân đang kiểm tra trước khi lắp đặt đường ống Nord Stream 2. Ảnh: REUTERS

Theo thỏa thuận giữa Washington và Berlin, hai bên đã thống nhất sẽ buộc Nga chịu trách nhiệm nếu Moscow có các hành động gây hấn và ác ý.

Theo thỏa thuận, Đức sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt cũng như thúc đẩy EU hành động nếu Nga cố gắng "sử dụng năng lượng như một vũ khí hoặc có những hành động gây hấn hơn nữa chống lại Ukraine".

Đồng thời, Berlin cũng sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt, "nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu của Moscow sang châu Âu trong lĩnh vực năng lượng".

Tuy nhiên, hai nước không nêu chi tiết các hành động nào của Nga có thể vấp phải các biện pháp trừng phạt trên.

Cũng theo thỏa thuận, Đức sẽ "tận dụng tất cả các đòn bẩy hiện có" để giúp gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga-Ukraine thêm 10 năm. Thỏa thuận khí đốt với Nga là nguồn thu chính của Ukraine, và sẽ hết hạn vào năm 2024.

Ngoài ra, Đức cũng sẽ đóng góp ít nhất 175 triệu USD vào "Quỹ xanh cho Ukraine" giúp đất nước này thực hiện mục tiêu độc lập năng lượng quốc gia.

Trước đó, các quan chức Mỹ đã nhiều lần phản đối đường ống Nord Stream 2. Lý do là vì nó sẽ cho phép Nga xuất khẩu khí đốt trực tiếp sang Đức và có khả năng làm ảnh hưởng nguồn thu của các nước khác.

Dù vậy, Tổng thống Joe Biden quyết định không chặn việc thi công đường ống bằng các lệnh trừng phạt. Thay vào đó, Washington đã đàm phán với Berlin và cảnh báo sẽ đối phó Nga nếu nước này tìm cách sử dụng đường ống để gây hại cho Ukraine hoặc các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, những biện pháp đó dường như không làm dịu được nỗi lo ở Ukraine. Nước này cho biết họ đang yêu cầu đàm phán với cả Liên minh châu  Âu và Đức về đường ống dẫn dầu

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm