'Mỹ chính là nguồn gốc khiến Ukraine đổ vỡ'

Báo Sputnik thuật lại lời của thiếu tá Hải quân Martin Packard, người đã từng nắm chức vụ nhà phân tích tình báo cho NATO trước đây cho biết: “Thật ra Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ năm 1986, ngay khi lãnh đạo của Liên Xô đề xuất chương trình 5 năm chuyển chế độ chính quyền sang dân chủ nghị viện và kinh tế thị trường. Moscow tận dụng khoảng thời gian đó để tích cực hội nhập với EU”.

 Cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và tổng thống Ukraine Poroshenko

Ông Packard đã từng viết thư hồi đáp cho Richard Sakwa sau khi ông này mới ra mắt cuốn sách “Frontline Ukraine: Crisis in the Borderlands” (Tạm dịch: Tiền tuyến Ukraine: Cuộc khủng hoảng tại biên giới). Theo đó, vị tác giả lập luận rằng nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã nhìn nhận việc kết thúc Chiến tranh Lạnh chính là chiến thắng cho các bên và là cơ hội dẫn đến việc xây dựng “Ngôi nhà chung của châu Âu”.
Tuy nhiên, ông Sakwa cũng khẳng định rằng chính Hoa Kỳ đã gieo rắc ý tưởng trong lòng châu Âu rằng Nga là một quốc gia bại trận và cần phải bị cô lập nếu nước này không chịu chấp nhận vị thế siêu cường quốc của Mỹ. Sự bành trướng sang phương đông của NATO đã khai mào cho cuộc chiến tại Ukraine hiện nay, theo ông cho hay
NATO “tiến quân” về phía đông 
Trong lịch sử, NATO – dưới sự chống lưng của Hoa Kỳ - đã tìm cách gây ảnh hưởng sang phía đông, bất chấp thỏa thuận sau khi nước Đức thống nhất, nước này tuyệt nhiên sẽ không xâm phạm đến các quốc gia thuộc khối Warsaw cũ. Vào thời điểm đó, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã hứa với cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev rằng “NATO sẽ không mở rộng quyền lực sang phía đông nữa".
Tuy nhiên, có vẻ như lời nói đó đã không còn hiệu lực do các nước Đông Âu đã lần lượt chính thức trở thành thành viên của khối liên minh quân sự mà Washington dẫn đầu như: Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia, Romania, Bulgaria, Croatia, Albania, Latvia, Lithuania và Estonia.
Sự phá hoại cố ý?
Thiếu tá Hải quân Commander Packard, trong một bức thư gửi cho tờ The Guardian, cho biết sự thất bại trong mối quan hệ liên kết giữa Nga và châu Âu vào cuối những năm 1980 và sự lây lan ảnh hưởng của NATO cũng đã đủ để khiến cho “cuộc khủng hoảng ở Ukraine xảy ra”.
“Sự hội nhập nói trên có thể đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng quá trình này đã bị các cơ quan tình báo Mỹ cố ý phá hoại vì người Mỹ cho rằng mối quan hệ bền chặt giữa EU và Nga có thể sẽ tạo ra mối đe dọa dài hạn lớn đối với Mỹ trong phương diện lợi ích kinh tế.”

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm