Trung Quốc trồng bông thành công trên Mặt Trăng

Theo báo Daily Mail, không chỉ bông mà cải dầu, khoai tây, Arabidopsis, nấm men và ruồi giấm cũng được mang lên tàu để thí nghiệm.

Ruồi giấm (Drosophila) là đối tượng nghiên cứu quen thuộc của các nhà sinh học do vòng đời ngắn ngủi của nó phục vụ tốt cho việc nghiên cứu hiện tượng di truyền. Arabidopsis, một giống cây thuộc họ mù tạt, cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, tương tự Drosophila.

Theo dữ liệu gửi về Trái Đất, bông là giống cây duy nhất nảy mầm tính đến thời điểm hiện tại.

Hình ảnh đầu tiên về hạt bông nảy mầm thành công trong tàu vũ trụ. Ảnh: AFP

Những hạt bông nảy mầm này đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, vật liệu sinh học được gieo trồng thành công trên Mặt Trăng. Đây được cho là bước đệm thiết yếu để nhân loại tiến tới chinh phục sao Hỏa và các hành tinh khác.

Để giúp các mầm cây chống chịu với điều kiện chân không và sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể trên Mặt Trăng, các nhà khoa học trồng chúng trong những chiếc hộp thiếc cách nhiệt với sức chứa 0,8l.

Chiếc hộp thiếc với thiết kế đặc biệt, bảo vệ mầm cây khỏi điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng. Ảnh: DAILY MAIL

Cùng với hệ thống điều hòa không khí mini bên trong, chiếc hộp có thể cung cấp một môi trường thích hợp để hạt cây phát triển.

Năng lượng sử dụng được lấy từ pin Mặt Trời vào ban ngày và pin của chính nó vào ban đêm.

Tàu Chang’e-4 của Trung Quốc mang theo sứ mệnh khám phá Mặt Trăng vào không gian ngày 7-12-2018. Ảnh: AFP

Ngoài ra, tàu Chang’e-4 còn được trang bị các phương tiện nghiên cứu môi trường chân không trên Mặt Trăng, bức xạ vũ trụ và sự tương tác giữa gió Mặt Trời và bề mặt Mặt Trăng.

Tiếp theo dự án tàu vũ trụ Chang’e-4 là Chang’e-5 (Hằng Nga 5) và Chang’e-6 (Hằng Nga 6) với sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trăng và sao Hỏa. Trung Quốc đang tạo ra một bước chạy đà rất nhanh trong cuộc đua khám phá vũ trụ này.

Sau khi đáp xuống Mặt trăng, tàu Hằng Nga 4 làm gì?
Sau khi đáp xuống Mặt trăng, tàu Hằng Nga 4 làm gì?
(PLO) - Sau khi đổ bộ lên bề mặt chưa được khám phá của Mặt trăng hôm 3-1, tàu thám hiểm Hằng Nga 4 đã phóng ra thiết bị tên là Thỏ Ngọc 2 (Yutu 2) để nối tiếp các sứ mệnh trên vùng đất mới này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm