ẤN ĐỘ

Sử dụng muỗng nĩa nhựa xài một lần có thể bị ngồi tù

Theo đó, những đơn vị, cá nhân sử dụng những sản phẩm nhựa như túi nylon, muỗng nĩa nhựa xài một lần, chai nhựa và găng tay... sẽ có thể đối mặt với ba tháng tù giam đồng thời phải trả một khoản tiền phạt không hề nhỏ.

Ấn Độ thải ra khoảng 5,6 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Ảnh: Hindustan Times

Theo đó, như chính quyền địa phương cảnh báo, hình phạt cho lần đầu vi phạm là 5.000 rupees (1,7 triệu đồng), lần thứ hai vi phạm mức phạt sẽ tăng gấp đôi, là 10.000 rupees (3,4 triệu đồng) và lần thứ ba vi phạm sẽ bị phạt 370 25.000 rupees (8,5 triệu đồng) và ngồi tù ba tháng.

Trước đó, lệnh cấm đã được áp dụng tại bang Maharashtra, bao gồm cả thành phố lớn Mumbai vào tháng 3 năm nay, với mục tiêu nhắm vào các nhà hàng và cửa hàng ăn uống trước khi được áp dụng cho tất cả đối tượng như bây giờ.

Kể từ tháng 3 đến nay đã có 87 cửa hàng bị phạt. Nhiều cửa hàng bán đồ nhựa đã đe dọa sẽ đình công trừ khi chính quyền địa phương đồng ý thu mua lại số đồ nhựa mà họ đã lỡ mua dự trữ trước đó. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu dời lệnh cấm đến cuối mùa mưa vì thời tiết nóng, ẩm ướt rất khó để lưu trữ những đồ dùng không chứa nhựa (ví dụ như cốc giấy).

Theo số liệu của chính phủ, Ấn Độ thải ra khoảng 5,6 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm và đang rất nỗ lực để cải thiện tình trạng này. Trước thông tin lệnh cấm được ban hành, các nhà hoạt động môi trường và người dân rất hoan nghênh. Đặc biệt, việc áp dụng lệnh cấm trước khi mùa mưa đến sẽ hạn chế việc đồ nhựa làm tắc cống, kênh mương dẫn tới úng ngập.

Ngoài việc quá nhiều rác thải, Ấn Độ cũng là quốc gia ô nhiễm bậc nhất khi có 14/15 thành phố có không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Mặc dù là nền kinh tế đứng thứ ba châu Á, môi trường của nước này cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng đáng báo động.

Thủ tướng Ấn Độ đã công bố nước này sẽ chấm dứt sử dụng tất cả loại nhựa dùng một lần vào năm 2022. Ảnh: REUTERS

Mới đây thủ tướng Ấn Độ đã công bố nước này sẽ chấm dứt sử dụng tất cả loại nhựa dùng một lần vào năm 2022.

Theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần, có khoảng 500 tỉ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp.

Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỉ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Trước tình hình đó, đã có hơn 1 triệu người ký vào đơn kiến nghị gửi chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc đề nghị cấm sử dụng nhựa một lần trên toàn thế giới trong vòng năm năm tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm