Phát hiện hành tinh nhỏ nhất bên ngoài Hệ Mặt Trời

Phát hiện hành tinh nhỏ nhất bên ngoài Hệ Mặt Trời ảnh 1

So sánh kích thước của Kepler-37b với các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Được đặt tên là Kepler-37b, hành tinh này có nhiệt độ bề mặt lên tới hơn 400 độ C nên khả năng nơi này có nước hoặc sự sống là hoàn toàn không thể.
Do có kích thước nhỏ hơn cả sao Thủy và chỉ nhỉnh hơn Mặt trăng một chút và nhiệt độ bề mặt cao, các nhà khoa học nhận định rất có thể bề mặt của Kepler-37b gồm chủ yếu là đá và không có bầu khí quyển. 
Kepler-37b cùng với 2 hành tinh khác, một lớn hơn nó một chút và một có kích thước gấp hai lần Trái đất cùng xoay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời. Hành trình của của Kepler-37b xoay quanh ngôi sao này chỉ kéo dài 13 ngày. 
“Ngay cả kính viễn vọng Kepler cũng chỉ có thể phát hiện một thế giới nhỏ cỡ vậy quanh những ngôi sao sáng nhất mà nó quan sát”, Jack Lissauer, nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cho biết. 
“Việc chúng ta phát hiện ra hành tinh nhỏ Kepler-37b cho thấy những hành tinh có kích thước nhỏ như vậy là rất nhiều và còn nhiều bí mật về các hành tinh đang đợi chúng ta khám phá. Chúng tôi đang tiếp tục thu thập và phân tích các dữ liệu”. 
Kepler-37b có kích thước chỉ bằng 80% kích thước sao Thủy và là hành tinh nhỏ nhất được tìm thấy bên ngoài Hệ Mặt Trời từ trước đến nay. Việc khám phá ra các hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời giúp con người có thêm hiểu biết về các hệ hành tinh có cấu tạo hoàn toàn khác với Hệ Mặt Trời. 
Cho đến tận gần đây các nhà khoa học mới chỉ có thể phát hiện những hành tinh lớn bên ngoài Hệ Mặt Trời trong khi chưa tìm thấy hành tinh nào nhỏ hơn. 
Để phát hiện ra các hành tinh này, các nhà thiên văn sẽ dùng kính Kepler và quan sát vào một vùng cố định trên bầu trời, cố gắng tìm ra những khoảng mờ nhỏ trong ánh sáng của các ngôi sao bởi ánh sáng của một ngôi sao sẽ mờ đi khi có một hành tinh đi ngang qua trước nó.
Theo Thanh Tùng (Dân trí / Daily Mail)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm