Phát hiện đại dương dưới bề mặt Trái Đất

Untitled-1-6366-1402904264.jpg

Ảnh vệ tinh bề mặt Trái Đất với các đại dương lớn. Ảnh: NOAA

Đại dương khổng lồ nằm bên trong lớp đá xanh gọi là ringwoodite, ở độ sâu khoảng 700 km trong lớp vỏ giữa bề mặt và lõi Trái Đất.

Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia thuộc Đại học Northwestern, bang Illinois, đã sử dụng 2.000 máy đo địa chấn để khảo sát chấn động tạo ra từ hơn 500 trận động đất. Sóng địa chất này di chuyển bên trong Trái Đất, bao gồm cả phần lõi và có thể được phát hiện ở bề mặt.

Bằng cách xác định vận tốc của sóng địa chất ở nhiều độ sâu khác nhau, nhóm chuyên gia có thể phát hiện được dạng đá nào mà sóng đã đi qua. Đại dương được phát hiện trong quá trình xác định này, khi sóng địa chất di chuyển với tốc độ chậm hơn.

Phát hiện này cung cấp thêm các thông tin mới về nguồn gốc của nguồn nước trên Trái Đất. Một số nhà địa chất từng cho rằng nước xuất hiện trên hành tinh khi sao chổi va chạm với Trái Đất.

New Scientist dẫn lời Steven Jacobsen, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết đại dương ẩn bên dưới bề mặt Trái Đất có thể đóng vai trò như "chất đệm" cho các đại dương trên bề mặt, giải thích được vì sao chúng có thể giữ nguyên kích thước qua hàng triệu năm.

Theo Linh Anh (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.