Lọc máu bằng nam châm nano

Những nam châm nano này có đường kính khoảng 30 nanomet.  Chỉ cần khoảng 1 gram nam châm loại này là đủ để loại bỏ hết một loại độc tố cụ thể ra khỏi máu trong toàn bộ cơ thể trong vài giờ. Đây là điều đã được các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH) và Bệnh viện Đại học Zurich chứng minh trong các cuộc thử nghiệm với máu người.

Các nhà khoa học đã kiểm tra những đặc tính được chức năng hóa của nam châm với máu người. Bởi vì máu có độ nhớt cao nên họ đã trộn lẫn những nam châm tương đối mạnh với máu bằng cách lắc nhẹ nó. Trong chưa đầy 5 phút, nam châm đã gần như hoàn toàn dính chặt vào các độc tố. Bề mặt trơn của nam châm có hai lợi thế: khả năng kết dính tuyệt vời và tiếp cận các chất tốt. Điều này ngăn cản sự khuếch tán chậm trong các lỗ chân lông, như thường xảy ra với các phương pháp thông thường. Một khía cạnh quan trọng khác của phương pháp này là những chất ô nhiễm có kích thước và trọng lượng khác nhau có thể bị loại khỏi máu một cách có chọn lọc.  Riêng những chất quan trọng có kích thước tương tự (chẳng hạn các kháng thể từ hệ miễn dịch hoặc protein huyết tương) vẫn yên vị trong máu.

Thông thường, các phân tử nhỏ như urea, kali hoặc creatinine bị loại khỏi lưu thông máu qua thẩm tách, lọc hoặc các phương pháp hấp thụ. Tuy nhiên, các độc tố có phân tử quá lớn không thể bị loại bỏ bằng các phương pháp trên, do các phân tử quan trọng của cơ thể cũng có thể bị mất. Cho đến nay, giải pháp duy nhất là việc trao đổi huyết tương hoàn toàn. Theo các nhà khoa học, nếu thành công trong việc lọc máu bằng nam châm, thì đây sẽ là bước đột phá y học lớn.

Theo Khang Huy (TNO, Physorg)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm