Nội chiến Ukraine:

Miền Đông tăng quân, phe 'diều hâu' Mỹ tăng sức ép

Miền Đông huy động thêm quân

Lực lượng miền Đông tại Debaltsevo (Nguồn: RT)

Lực lượng ly khai miền Đông Ukraine vừa tuyên bố sẽ huy động thêm 100.000 quân cho chiến dịch sắp đến, trong bối cảnh Mỹ đang xem xét việc cung cấp vũ khí tới lực lượng Kiev sau khi cuộc đàm phán ngừng bắn đổ vỡ.

Hãng thông tấn Nga dẫn lời lãnh đạo của nhà nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) ông Alexander Zakharchenko rằng việc tổng động viên sẽ được tiến hành vào tuần sau ở vùng lãnh thổ thuộc DPR trong vòng 10 ngày nhưng không cho biết cách thức tuyển quân.

 Xe tăng lực lượng miền Đông tại Debaltsevo (Nguồn: RT)

Hãng tin Interfax dẫn lời: “Quân đội liên minh giữa DPR và LPR sẽ gồm 100.000 quân. Việc tổng động viên chỉ là bước đầu. Đầu tiên chúng tôi sẽ kêu gọi tình nguyện viên. Sau đó sẽ có những chính sách khác”.

Ông cũng tuyên bố quá trình tổng động viên sẽ hoàn thành trong mùa xuân này. Theo đó, số lượng "lính mới" sẽ được tổ chức thành năm binh đoàn, với ba binh đoàn được cơ giới hóa. Sáu đó lực lượng ly khai sẽ tốn thêm khoảng sáu tháng nữa cho công tác huấn luyện.

Nguy cơ “chiến tranh ủy nhiệm”?
Hãng tin FoxNews ngày 2-2 cho biết, tổng thống Obama đang đối mặt với sức ép từ phía các cựu quan chức, gồm các chuyên gia phân tích an ninh và những nhà lập pháp hàng đầu, đòi viện trợ cho quân đội Kiev trước sức mạnh của lực lượng miền đông Ukraine. Hãng tin lo sợ điều này làm gia tăng khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh ủy nhiệm sẽ xảy ra giữa Nga và Mỹ. 

Bộ ngoại giao Mỹ đã khẳng định hôm 2-2 rằng “chưa có quyết định nào được đưa ra”. Tuy nhiên, tổng thống Obama vẫn đang cân nhắc lời kêu gọi viện trợ vũ khí cho chính phủ lâm trận. Quyết định này nếu được thực hiện sẽ gây ra một biến động chính trị to lớn. 

 Quân đội Kiev liệu sẽ lật ngược tình thế khi được cung cấp thêm vũ khí? (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: “Tôi không nghĩ bất kì quốc gia nào muốn tham gia vào chiến tranh ủy nhiệm với Nga. Mục tiêu của Mỹ là thay đổi cách cư xử của Nga. Mỹ chỉ sử dụng các công cụ trừng phạt ngoại giao để thực hiện mục tiêu này”. 

Mặc dù không thể chắc chắn rằng quân đội Ukraine có thể dùng vũ khí của Mỹ hiệu quả để lật ngược tình thế. Nhưng áp lực nội bộ vẫn đang gia tăng từ phía quốc hội Mỹ thân Cộng hòa “chủ chiến” và các cố vấn chính sách cấp cao ở Washington. 

Vào ngày 2-2, nhiều nhóm chuyên gia cố vấn – Hội đồng Atlantic, Học viện Brookings và Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu – đã đưa ra một báo cáo kêu gọi viện trợ vũ khí 3 tỷ USD cho chính phủ Ukraine. 

Lực lượng miền Đông đang chiếm ưu thế trên chiến trường (Ảnh: RT)

Bản báo cáo này được viết bởi rất nhiều cựu quan chức, bao gồm ông Michele Flournoy, trưởng trung tâm An Ninh mới của Mỹ, và một cựu quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng của ông Obama. Bản báo cáo thúc giục Mỹ cân nhắc viện trợ tên lửa chống hạm, xe bọc thép, và máy bay không người lái cho Ukraine. 

Bản báo cáo biện luận rằng cách tốt nhất để ngăn chặn Moscow đó là “làm gia tăng rủi ro và chi phí của bất kì hành động tấn công nào của Nga”. Báo cáo cho rằng: “Cần thiết cho việc hỗ trợ quân đội trực tiếp với số lượng lớn hơn hiện tại bằng các vũ khí phòng thủ nhằm giúp Ukraine có khả năng phòng vệ tốt hơn.”. 
Bản báo cũng đề nghị chính phủ Mỹ viện trợ 1 tỷ USD trong hỗ trợ quân đội “càng sớm càng tốt” trong năm nay, và tiếp tục chi thêm 1 tỷ USD viện trợ trong hai năm tiếp theo 2016 và 2017. 
Thượng nghĩ sĩ John McCain phe Cộng Hòa lại một lần nữa trả lời phỏng vấn hãng tin CBS ủng hộ ý kiến trừng phạt Nga nhưng phải đồng thời thúc giục hỗ trợ vũ khí và dữ liệu tình báo cho chính quyền Kiev. Ông McCain tuyên bố thêm rằng Nga có thể “đe dọa láng giềng Moldova và các quốc gia khác (có hợp tác quân sự với Mỹ - NV) nếu không có bất kì hành động ngăn chặn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm