Merkel: Giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng còn xa lắm

BBC dẫn phát biểu của Thủ tướng Merkel trước Quốc hội Đức rằng các biện pháp mới nhất được EU thông qua vào hôm 23-9 chỉ là bước đầu và việc “tái định cư người nhập cư có chọn lọc” là chưa đủ.
Thủ tướng Merkel phát biểu “Tôi tin rằng điều Châu Âu cần lúc này không chỉ là việc “tái định cư người nhập cư có chọn lọc”. Chúng ta cần tiến hành lâu dài quá trình chia đều số người nhập cư tới các nước thành viên. Chúng ta đã đi bước đầu tiên và đường về đích còn xa lắm”.
Làn sóng di cư đổ về Châu Âu vẫn đang gia tăng. Hôm qua Hungary thông báo đã có 10.046 người đến biên giới nước này. Điểm đến mới nhất của làn sóng di cư là biên giới Serbia-Croatia. Liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư tại Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu vấn đề này không được ứng phó phù hợp thì sẽ làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan cánh tả trên khắp Châu Âu.

Năm nay khoảng 500.000 người nhập cư đã đến Châu Âu, gây nên sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ EU. Kế hoạch chia đều 120.000 người nhập cư đến các nước thành viên tuy nhận được đa số phiếu ủng hộ nhưng vẫn bị một số nước trong khối phản đối kịch liệt. Slovakia thậm chí còn thông qua một đạo luật chống lại kế hoạch này.

EU cảnh báo số người di cư sang Châu Âu có thể lên đến hàng triệu người 

Thủ tướng Đức hoan nghênh các biện pháp tăng cường kiểm soát biên giới và thủ tục đăng ký cho người nhập cư tại Hy Lạp và Italy. Theo bà Merkel, những người tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo EU đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và cho thấy dấu hiệu của sự đoàn kết. 

Tuy nhiên, bà chỉ trích một số nước EU đã không đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nhà ở và chăm sóc y tế cho người nhập cư và cam đẩy nhanh tiến độ cấp nơi trú ẩn cho người nhập cư ở Đức.

Theo Thủ tướng Merkel, EU cần thêm sự giúp đỡ từ Mỹ, Nga và các quốc gia Trung Đông. Sau hội nghị các nhà lãnh đạo EU, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cảnh báo làn sóng di cư đến Châu Âu sẽ tăng đến con số hàng triệu.
Hungary ghi nhận con số kỷ lục 9.939 người nhập cư đến từ Croatia và 102 người nhập cư đến từ Serbia chỉ riêng trong ngày 22-9. Những điều luật khắt khe về biên giới với Serbia được đưa ra tuần trước ở Hungary khiến hàng ngàn người chạy sang Croatia, gây sức ép lên biên giới giữa nước này với Serbia, dẫn đến việc các phương tiện giao thông bị cấm hoạt động giữa hai nước. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Frans Timmermans cho hay công tác kiểm soát biên giới không được tăng cường sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
BBC dẫn phát biểu của ông Timmermans rằng “Nếu chúng ta không thể tăng cường công tác kiểm soát biên giới, nếu chúng ta không thể tìm ra những giải pháp lâu dài, chủ nghĩa cực đoan cánh tả sẽ gia tăng trên khắp Châu Âu”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm